| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi giao thông Bangkok với xe buýt điện và tín chỉ carbon

Thứ Sáu 11/04/2025 , 12:17 (GMT+7)

Thụy Sỹ đã hoàn tất mua gần 2000 tín chỉ carbon từ Thái Lan, đánh dấu giao dịch đầu tiên của hai quốc gia về kết quả giảm nhẹ được chuyển giao quốc tế.

Thụy Sỹ và Thái Lan đã đạt được một thỏa thuận đột phá về tín chỉ carbon theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris. Đây là giao dịch đầu tiên giữa hai quốc gia về việc chuyển giao Kết quả giảm nhẹ được chuyển giao quốc tế (ITMOs). Trong đó, Quỹ KliK (Thụy Sỹ) đã mua 1.916 tín chỉ ITMO từ công ty Energy Absolute Public Co. Ltd của Thái Lan cho Chương trình Xe buýt điện Bangkok.

Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris cung cấp một khuôn khổ hợp tác tự nguyện cho các quốc gia là thành viên của Thỏa thuận Paris, cho phép các bên thiết lập các thỏa thuận song phương hoặc đa phương. 

Thụy Sỹ trở thành quốc gia có chủ quyền đầu tiên mua các tín chỉ ITMO để đáp ứng mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Thỏa thuận này đã được phê duyệt vào ngày 24/6/2022 và các tín chỉ đã được ghi nhận vào Sổ đăng ký giao dịch phát thải của Thụy Sỹ ngày 15/12/2023.

Hai bên đã mua bán lô tín chỉ carbon đầu tiên, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc hiện thực hóa thỏa thuận khí hậu của Liên hợp quốc sau 8 năm được ký kết.

Ngoài Thái Lan, Thụy Sỹ còn ký các thỏa thuận tương tự với Dominica, Ukraine, Ghana, Chile, Georgia, Morocco, Malawi, Peru, Senegal, Tunisia, Uruguay và Vanuatu. Trong vài năm qua, Quỹ KliK đã hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải CO2 tại các quốc gia đã ký thỏa thuận khí hậu song phương với Thụy Sỹ theo Điều 6.2. 

Cả hai bên ra tuyên bố chung: "Các ITMOs sẽ được Quỹ KliK sử dụng để thực hiện nghĩa vụ bù đắp phát thải theo Luật CO2 của Thụy Sỹ. Thụy Sỹ dự định sử dụng các ITMOs này để đạt được mục tiêu theo Thỏa thuận Paris. Để tránh tính trùng lặp, Thái Lan cam kết điều chỉnh bảng kiểm kê khí nhà kính tương ứng với lượng kết quả giảm phát thải đã chuyển giao cho Thụy Sỹ".

Điểm nhấn hợp tác thị trường carbon Thái Lan - Thụy Sỹ

Chương trình Xe buýt điện Bangkok là điểm nhấn chính của thỏa thuận. Với sự tài trợ của Quỹ KliK, dự án hướng tới chuyển đổi hệ thống giao thông công cộng tư nhân sang sử dụng phương tiện chạy điện.

Khoảng 4.000 xe buýt điện được đưa vào vận hành giúp giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí.

Khoảng 4.000 xe buýt điện được đưa vào vận hành giúp giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí.

Giám đốc Quỹ KliK, ông Marco Berg, xác nhận tổ chức cam kết mua tối đa 1,5 triệu tấn CO2 từ Energy Absolute đến năm 2030. Đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 20 triệu tín chỉ mà quỹ dự kiến sẽ mua vào cuối thập kỷ.

Mục tiêu ban đầu là thay thế toàn bộ xe buýt sử dụng xăng dầu tại khu vực Bangkok bằng xe điện. Dự kiến khoảng 4.000 xe buýt điện sẽ được đưa vào hoạt động, giúp giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, chương trình còn đầu tư vào hạ tầng trạm sạc điện trên toàn thành phố, tạo tiền đề cho một hệ sinh thái giao thông điện hóa.

Với nguồn tài chính vững mạnh và chiến lược triển khai rõ ràng, Bangkok đang đặt mục tiêu cho một tương lai không phát thải. Đây là chương trình thí điểm dựa trên cơ sở tài chính carbon, trong đó chi phí sở hữu toàn bộ (TCO) của xe điện hiện cao hơn xe động cơ đốt trong. Quỹ KliK sẽ dùng nguồn tín chỉ carbon mua được (ít nhất 500.000 ITMOs đến năm 2030) để bù đắp phần chênh lệch chi phí này.

Từ 2021-2022, chỉ 120 xe điện được thử nghiệm. Hiện tại, các tuyến xe buýt điện tại Bangkok đang từng bước thay thế xe truyền thống. Điều này giúp giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ các mục tiêu giảm phát thải của Thái Lan theo NDC.

Dự án cũng giúp phát triển hệ thống theo dõi - báo cáo - thẩm định (MRV) kỹ thuật số cho các hoạt động giảm phát thải, góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu khí hậu của quốc gia.

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

Rà soát hiện trạng quản lý rác thải theo mô hình địa phương 2 cấp

Đồng Nai Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức rà soát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình địa phương 2 cấp.

Lần đầu tiên Việt Nam có khung pháp lý về trí tuệ nhân tạo

Việt Nam là nước đầu tiên ban hành Luật Công nghiệp Công nghệ số. Đáng chú ý tại Luật này, Việt Nam lần đầu tiên có khung pháp lý về trí tuệ nhân tạo.

Thanh Hóa kết thúc 26 đảng bộ huyện, thành lập 166 đảng bộ xã phường

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 46 thống nhất kết thúc hoạt động 26 đảng bộ cấp huyện và thành lập 166 đảng bộ xã, phường mới.

Bình luận mới nhất