| Hotline: 0983.970.780

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ rừng hiệu quả

Thứ Hai 07/02/2022 , 13:39 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao kiến thức về công tác quản lý bảo vệ rừng cho các chủ rừng và chính quyền địa phương.

Tập huấn chi trả môi trường rừng cho cộng đồng dân cư, nhóm hộ gia đình và hộ gia đình, cá nhân. Ảnh: CĐ.

Tập huấn chi trả môi trường rừng cho cộng đồng dân cư, nhóm hộ gia đình và hộ gia đình, cá nhân. Ảnh: CĐ.

Trên 1.240 chủ rừng được hưởng lợi

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 10 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động và 1 đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hiện tất cả các đơn vị đều đã ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị.

Từ nguồn kinh phí trên, năm 2021, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho 41.898,71 ha rừng của 1.240 chủ rừng trên địa bàn tỉnh (bao gồm: 5 chủ rừng là tổ chức, 14 UBND xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng, 44 cộng đồng dân cư, nhóm hộ gia đình và 1.177 hộ gia đình, cá nhân), tập trung ở địa bàn 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt hơn 17,3 tỷ đồng, trong đó lưu vực Rào Quán và Hạ Rào Quán là 800.000 đồng/ha, lưu vực Khe Nghi là 617.606 đồng/ha, các lưu vực còn lại có đơn giá 300.000.

Thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các chủ rừng và chính quyền địa phương trong khu vực đã được tập huấn, nâng cao kiến thức về công tác quản lý bảo vệ rừng và một số chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước. Từ đó, số vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng,... giảm đáng kể.

Theo ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, những năm qua, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo đối với hơn 15 xã vùng sâu vùng xa nằm trong lưu vực thủy điện, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 1.354 hộ gia đình, cá nhân thuộc 12 cộng đồng dân cư thôn và 62 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã.

"Từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng,... dần được hạn chế tại các vùng sâu vùng xa" , ông Hòe cho biết.

Tỷ lệ chi trả dịch vụ môi trường rừng phi tiền mặt đạt 99%

Trong những năm qua, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng đến công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bằng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Hằng năm, Ban điều hành Quỹ phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai tập huấn, mở tài khoản ngân hàng cho các chủ rừng.

Chính sách chi trả môi trường rừng góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo ở miền núi. Ảnh: CĐ.

Chính sách chi trả môi trường rừng góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo ở miền núi. Ảnh: CĐ.

Kết quả đến nay Quỹ đã chi tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng cho các chủ rừng với số tiền 17.146.619.000 đồng/17.331.138.000 đồng (đạt tỉ lệ 99%).

Trong đó, chủ rừng là tổ chức, UBND xã đã được chi trả qua tài khoản ngân hàng số tiền 12.836.106.000 đồng/12.836.106.000 đồng (đạt tỉ lệ 100%).

Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ gia đình: chi trả qua tài khoản ngân hàng số tiền 4.310.513.000 đồng/4.495.032.000 đồng (đạt tỉ lệ 96%).

Đối với những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng còn lại được chi trả bằng hình thức tiền mặt, đây là những hộ có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nhỏ, số tiền nhận được còn rất thấp (bình quân dưới 550.000 đồng/năm). Đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí còn chưa cao, chưa có nguyện vọng mở tài khoản ngân hàng do số tiền nhận được không nhiều.

Để hướng mục tiêu chi trả dịch vụ môi trường rừng phi tiền mặt đạt tỷ lệ 100%, trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại tiến hành làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức và tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận giao dịch qua hệ thống ngân hàng.

Đồng thời tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ người nhận tiền bảo vệ rừng từ nguồn dịch vụ môi trường rừng theo hình thức phi tiền mặt một cách thuận lợi và đơn giản nhất mà không mất nhiều thời gian, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát.

  • Tags:
Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất