| Hotline: 0983.970.780

Chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước gieo cấy vụ đông xuân

Thứ Năm 20/02/2020 , 16:57 (GMT+7)

Tổng cục Thủy lợi vừa kiểm tra việc cấp nước vụ đông xuân tại Hà Nội – địa phương lấy nước chậm nhất trong số 12 tỉnh, thành Trung du và đồng bằng Bắc bộ.

Trạm bơm Phù Sa đang vận hành để cấp nước đổ ải cho các diện tích còn lại. Ảnh: Minh Phúc.

Trạm bơm Phù Sa đang vận hành để cấp nước đổ ải cho các diện tích còn lại. Ảnh: Minh Phúc.

Kết quả thống kê của Tổng cục Thủy lợi đến ngày 20/2 cho thấy, dòng chảy hạ du hệ thống sông Hồng được duy trì ở mức đảm bảo cho các trạm bơm dã chiến thuộc TP Hà Nội hoạt động hiệu quả.

Tính đến 17h ngày 19/2, tổng diện tích canh tác vụ xuân 2020 của toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nước khoảng 526.000ha, đạt khoảng 99% kế hoạch gieo cấy.

Phần diện tích chưa đủ nước khoảng hơn 4.000ha chủ yếu thuộc vùng phụ trách cấp nước của Trạm bơm dã chiến Phù Sa và Trạm bơm dã chiến Xuân Phú (Hà Nội). Các trạm bơm này đang tiếp tục vận hành công trình lấy nước.

Ông Đào Quang Khải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội, cho biết, với tiến độ lấy nước như hiện nay, khi kết thúc đợt 3 xả nước đổ ải vụ đông xuân thì Hà Nội sẽ lấy đủ nước theo kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến ngày 21/2 Hà Nội cơ bản lấy đủ nước sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, TP Hà Nội kiến nghị các ngày sau đó cần duy trì mực nước sông Hồng tại Sơn Tây từ 1,3m trở lên. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến ngày 21/2 Hà Nội cơ bản lấy đủ nước sản xuất vụ đông xuân. Tuy nhiên, TP Hà Nội kiến nghị các ngày sau đó cần duy trì mực nước sông Hồng tại Sơn Tây từ 1,3m trở lên. Ảnh: Minh Phúc.

Để bảo đảm tiến độ lấy nước vụ xuân 2020, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình thủy lợi hiện có để khẩn trương lấy nước; bảo đảm không phát sinh yêu cầu nguồn nước bổ sung phục vụ gieo cấy sau thời gian lấy nước trong đợt 3.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường vận động, hướng dẫn người dân phối hợp với đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức lấy nước để tích trữ vào hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng... Đồng thời, thực hiện các biện pháp giữ nước trên đồng ruộng, gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát, lãng phí nước và tiết kiệm nước tưới dưỡng.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất