Thứ Bảy, 5/7/2025 4:28 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chi 16 tỷ đồng mua vacxin hỗ trợ người chăn nuôi

Thứ Năm 27/02/2025 , 12:07 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định đang đẩy mạnh tái đàn, địa phương này chi 16 tỷ đồng mua vacxin hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Dịch bệnh được khống chế

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, thời gian sau Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Bình Định cơ bản được khống chế. Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh cúm gia cầm và dịch tả heo Châu Phi không xảy ra ổ dịch trên địa bàn, các bệnh tụ huyết trùng, tiêu chảy trên bò, heo chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một vài hộ chăn nuôi không đảm bảo an toàn học, các loại bệnh khác như lở mồm long móng gia súc, tai xanh cũng không xảy ra.

Ngành chức năng Bình Định tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Diệp cho biết thêm, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi là công việc thường xuyên của ngành chức năng Bình Định. Thế nhưng trong thời điểm người chăn nuôi tỉnh này đang đẩy mạnh tái đàn, công tác phòng chống dịch bệnh càng được ngành chức năng quan tâm nhiều hơn.

Cũng theo ông Diệp, hiện nay, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, Sở NN-PTNT cũng đã ban hành kế hoạch tiêm phòng năm 2025.

Trong thời gian này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định thường xuyên nhắc nhở các địa phương quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, mua con giống tái đàn phải bảo đảm nguồn gốc và thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để chủ động giải pháp phòng trừ.

“Ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nhắc nhở lực lượng kiểm soát giết mổ chú trọng kiểm tra lâm sàng và kiểm tra bệnh tích sau giết mổ, đề nghị cơ sở giết mổ phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát để phòng tránh dịch bệnh lây lan”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Từ sau Tết đến nay ngành chức năng huyện Hoài Ân (Bình Định) đã triển khai 3 đợt tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh. Ảnh: V.Đ.T.

Từ sau Tết đến nay ngành chức năng huyện Hoài Ân (Bình Định) đã triển khai 3 đợt tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh. Ảnh: V.Đ.T.

Tiếp tục hỗ trợ vacxin phòng bệnh

Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng huyện Hoài Ân tăng cường công tác quản lý đàn vật nuôi trên địa bàn, kiểm soát mua bán vận chuyển heo từ bên ngoài vào và tăng cường kiểm soát giết mổ. Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân thường xuyên kiểm tra, năm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Đặc biệt, ngăn chặn số heo thịt nhập vào địa bàn để giết mổ; kiểm soát công tác giết mổ trên địa bàn để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

“Từ sau Tết đến nay, ngành chức năng huyện Hoài Ân đã triển khai 3 đợt tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh. Trong tháng 2/2025, huyện Hoài Ân sẽ triển khai công tác chăn nuôi và thú y năm 2025, đồng thời triển khai công tác tiêm phòng đợt 1 cho gia súc, gia cầm”, ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân cho biết.

Năm 2025, Bình Định tiếp tục chi ngân sách từ 14-16 tỷ đồng để mua vacxin hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Năm 2025, Bình Định tiếp tục chi ngân sách từ 14-16 tỷ đồng để mua vacxin hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, cũng như mọi năm trước, năm 2025 Bình Định chi ngân sách từ 14-16 tỷ đồng để mua vacxin hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Hiện, Bình Định có chính sách hỗ trợ cho bà con chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ các loại vacxin lở mồm long móng, vacxin viêm da nổi cục cho trâu bò, vacxin cúm gia cầm. Riêng đối với các huyện miền núi, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ vacxin tụ huyết trùng cho trâu bò và hỗ trợ tiền công tiêm phòng.

“Ngoài ra, vừa rồi HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết 33/2024/NQQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ vacxin tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật. Theo đó, tùy theo tình hình dịch bệnh phát sinh, ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ các loại vacxin khác”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Nuôi ốc bươu đen theo kiểu 'thuận thiên'

Trước khi tôi về, Nguyễn Văn Hạnh đặt vào tay túi ốc cùng nắm lá, gai bưởi rồi bảo: 'Anh luộc ăn để biết con ốc ở đây thân đầy và giòn thế nào'.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất