| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học WEHG nuôi tôm cho hiệu quả như mong đợi

Thứ Tư 01/09/2021 , 14:02 (GMT+7)

Sau khi dịch bệnh Covid-19 dần dần được kiểm soát, nông dân nuôi tôm ở ĐBSCL đang bắt tay thả giống, khôi phục lại sản xuất để phục vụ cho thị trường tôm cuối năm.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch tôm. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch tôm. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Để thành công ở vụ tôm mới này, việc đầu tiên là vệ sinh đáy ao và gây màu nước trước khi thả giống nuôi là không thể thiếu được. Chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản (Worldwise Enterprises Heaven’s Green) là một trong những chất gây màu nước hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Bởi tác dụng của việc gây màu nước là tạo điều kiện cho sinh vật phát triển, giảm độ trong của nước, che bớt ánh sáng, hạn chế sự phát triển của các loại rong, tảo đáy ao. Đồng thời làm giảm sự dao động của nhiệt độ nước, tăng oxy và duy trì sự ổn định nước ao. Khi ao xuất hiện màu nước, thức ăn tự nhiên trong ao cũng xuất hiện, rất có lợi cho tôm trong tuần đầu tiên thả giống nuôi. Màu nước là sự hiện diện của thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn rất quan trọng cho tôm lúc còn nhỏ. Sinh vật phù du phát triển sẽ giảm các chất có hại trong ao và không gây sốc cho tôm.

Lão nông Trương Kim Long, ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có hơn 15 năm với nghề nuôi tôm thẻ cho biết: Nhiều năm nay nhờ sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản trước khi vào vụ nuôi mới sẽ giúp tôm ít bệnh, mau lớn và cho năng suất khá ổn định.

Chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản là một trong những chất gây màu nước hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản là một trong những chất gây màu nước hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới, trước nhất xử lý vét bùn đáy ao, pha WEHG với nước ngọt theo tỷ lệ 1/40 (cứ 1 lít WEHG pha với 40 lít nước, tạt đều xuống đáy ao, diện tích 1.000m2). Tạt ngay sau khi vét bùn xong.

Trước khi thả giống, cần phải gây màu nước cho ao nuôi. Ông Long pha WEHG với nước ngọt 1 lít WEHG với 40 lít nước tạt đều trên mặt ao, lần 1 với liều lượng 3 - 4 lít/ha.  Lần 2 cách lần 1 từ 4-5 ngày với liều lương 2 lít WEHG/ha. Sau đó 3 – 4 ngày cho tiến hành thả giống.

Trong tháng nuôi đầu tiên, để duy trì màu nước, pha WEHG với nước ngọt theo tỷ lệ 1/40 tạt đều trên mặt ao mỗi tuần 1 lần với liều lượng 3 – 4 lít WEHG/1ha. Nếu thấy có hiện tượng chết tảo (sụp tảo), sử dụng WEHG đã pha tỷ lệ 1/40 tạt đều trên mặt ao 1 – 2 lần với liều lượng 3 – 4 lít WEHG/ha mỗi lần cách nhau 3 ngày để giúp tảo phục hồi nhanh chóng.

Trong các tháng tiếp theo, để đảm bảo duy trì chất lượng nước ao, ổn định pH, sạch chất hữu cơ. Pha WEHG với nước ngọt tỷ lệ 1/40, tạt đều trên mặt ao theo định kỳ 10 ngày một lần với liều lượng 4 lít WEHG/ha.

Sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản để tạo màu nước là sự hiện diện của thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn rất quan trọng cho tôm lúc còn nhỏ. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản để tạo màu nước là sự hiện diện của thực vật phù du phát triển là nguồn thức ăn rất quan trọng cho tôm lúc còn nhỏ. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Còn ông Nguyễn Văn Hưng, ở xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ (Long An) có 4 ao nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích gần 10.000m2, đây là năm thứ 2 ông Hưng sử dụng sản phẩm sinh học WEHG Thủy Sản đã đem lại kết quả tốt. Cuối vụ 4 ao tôm của ông cho thu hoạch đạt năng suất trên 2 tấn/ao, tuy thời điểm thu hoạch tôm rơi vào cuối tháng 8/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội nên đầu ra cho con tôm khó khăn, nên giá bán giảm mạnh so với những tháng trước đó vì vậy ông thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng.

Ông Hưng cho biết: Hiện nay gia đình vừa thả tiếp vụ tôm mới khoảng hơn 2 tuần nay để bán vào dịp cuối năm. 4 ao tôm mới thả giống này đều sử dụng sản phẩm WEHG trong xử lý đáy ao và tạt đều trên mặt ao nuôi tôm hàng tuần để tạo thực vật phù du phát triển làm thức ăn cho tôm con mới thả. Cách làm này giúp tôm có đầy đủ thức ăn, có sức đề kháng tốt, tôm mau lớn và ít bị bệnh.

Ông Đặng Văn Tây Lo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Trụ (Long An) cho biết: Nhưng năm nay, nhiều dịch bệnh phát sinh cùng với giá tôm biến động bất thường nên người nuôi gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn người nuôi khử trùng ao nuôi, xử lý nguồn nước bằng chế phẩm sinh học. Đồng thời, yêu cầu xử lý ao theo đúng quy trình kỹ thuật trước khi thả nuôi, tái sản xuất nhằm tránh dịch bệnh. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã thiệt hại khoảng 30ha tôm nuôi do dịch bệnh.

Việc xử lý nguồn nước bằng chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản giúp tôm có đầy đủ thức ăn, có sức đề kháng tốt, tôm mau lớn và ít bị bệnh. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Việc xử lý nguồn nước bằng chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản giúp tôm có đầy đủ thức ăn, có sức đề kháng tốt, tôm mau lớn và ít bị bệnh. Ảnh: Lê Bảo Yến.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Tổng GĐ Cty CP Thế giới Thông Minh (WEHG) cho biết: Trong những năm gần đây do phát sinh nhiều vùng nuôi tôm, cá ở các tỉnh ven biển nước ta. Tình trạng sử dụng nhiều hóa chất cũng như chất kháng sinh quá liều dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Tôm, cá phát sinh dịch bệnh ngày càng nhiều ảnh hưởng đến sức phát triển nuôi trồng thủy sản của nông dân.

Để đảm bảo nguồn nước thiên nhiên an toàn, giảm thiểu sự ô nhiễm để nông dân có đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản tốt hơn. Công ty đã đưa chế phẩm sinh học WEHG Thủy Sản đến các tỉnh ven biển từ miền Tây đến miền Trung, xử lý nhiều ao nuôi kể cả nuôi công nghiệp và nuôi quảng canh rất hiệu quả. Để ngăn ngừa được hiện tượng chết tảo trong ao nuôi, duy trì được màu nước từ khi thả giống cho đến thu hoạch.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.