| Hotline: 0983.970.780

Chàng trai trẻ sản xuất lươn giống và nuôi lươn thịt kiếm nửa tỷ/năm

Thứ Năm 02/03/2017 , 08:20 (GMT+7)

Anh Nguyễn Thành Tân (26 tuổi ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cho lươn sinh sản thành công và nuôi lươn thịt, thu lãi mỗi năm hơn nửa tỷ đồng. Hiện nay, sau hơn 3 năm mở rộng, anh Tân đã có trại lươn rộng hơn 300m2, được chia thành 20 bồn gồm 2.000 con lươn bố mẹ và 4.000 - 5.000 lươn thịt...

Vốn tính cần cù chịu khó, từ khi học phổ thông, anh Tân đã tìm bắt lươn đồng về nuôi thử. Anh Tân cho biết, sau khi nuôi thử vài con trong lu lươn sống khá tốt, anh mạnh dạn mượn tiền của cha mẹ để mua khoảng 70kg lươn giống. Do chưa có kinh nghiệm, trong quá trình vận chuyển lươn giống về nuôi bị hao hụt nhiều. Khi nuôi được 2 tuần thì lươn bắt đầu bị bệnh, chết dần. 

15-19-13_nh-2-sn-xut-luon-giong
Anh Tân chăm sóc đàn lươn giống bố mẹ
 

Lần thất bại đầu tiên như một bài học giúp anh kiên trì, nhẫn nại hơn. Ngoài kiến thức học trên lớp, Tân tìm hiểu thêm các mô hình, kỹ thuật nuôi lươn ở nơi khác. Những lứa lươn sau anh nuôi khá thành công. 

Anh Tân nói, lâu nay người dân thường tìm mua lươn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên để nuôi nên hao hụt rất nhiều. Anh đã nghiên cứu để lươn sinh sản nhằm chủ động được nguồn giống. Năm 2012, anh nhân giống lươn thành công. Với kinh nghiệm cùng vốn kiến thức tích lũy được, anh quyết định làm ăn lớn. Những lứa lươn giống đầu tiên ương thành công được anh tuyển chọn nuôi lớn để tạo đàn lươn bố mẹ...

15-19-13_nh-3-sn-xut-luon
Nhờ nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, anh Tân lãi mỗi năm gần 500 triệu đồng
 

Hiện nay, sau hơn 3 năm mở rộng, anh Tân đã có trại lươn rộng hơn 300m2, được chia thành 20 bồn gồm 2.000 con lươn bố mẹ và 4.000 - 5.000 lươn thịt. Anh Tân cho biết, trung bình mỗi năm xuất bán khoảng 80.000 con lươn giống với giá 3.500 đồng/con. Riêng lương thịt, mỗi tháng xuất bán từ 100 - 150kg, với giá bán từ 160.000 - 180.000 đồng/kg (tùy tháng). Sau khi trừ chi phí anh còn lãi mỗi năm gần 500 triệu đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc lươn thịt, anh Tân cho biết để lươn phát triển đều, ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, khỏe mạnh; sau mỗi lần cho ăn, cần vớt bỏ thức ăn thừa để tránh ô nhiễm môi trường nước. Ngoài việc cung cấp thức ăn đầy đủ, cần bổ sung men tiêu hóa và vitamin để lươn tăng sức đề kháng, chống bệnh tật và chịu được sự thay đổi thời tiết đột ngột. Riêng nuôi lươn sinh sản, bồn được thiết kế bằng những dòng đất xung quanh bồn và chừa khoảng trống ở giữa để lươn sinh hoạt, trồng cỏ xung quanh bồn để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho lươn thích nghi.

Ngoài việc nuôi lươn sinh sản và lươn thịt, anh Tân đang nhân giống cá kiểng và cá thát lát cườm để cung cấp cho thị trường. “Tôi sẵn sàng hỗ trợ con giống và kỹ thuật nuôi lươn cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống”, anh Tân tâm sự.

15-19-13_nh-4-luon-bo-me
Hiện tại anh Tân có hơn 2.000 lươn bố mẹ, sản xuất khoảng 80.000 con lươn giống/năm

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.