| Hotline: 0983.970.780

Cây Phật thủ không hề vô dụng

Chủ Nhật 19/02/2017 , 07:20 (GMT+7)

Sau Tết thì dường như chẳng ai biết dùng trái phật thủ để làm gì. Nếu ngộ nhận rằng cây phật thủ vô dụng mà vứt bỏ đi thì rất lãng phí!

Cây phật thủ có hình dạng rất bắt mắt. Dùng cây phật thủ trưng ngày Tết có ý nghĩa cầu mong sự an lành. Tuy nhiên, sau Tết thì dường như chẳng ai biết dùng trái phật thủ để làm gì. Nếu ngộ nhận rằng cây phật thủ vô dụng mà vứt bỏ đi thì rất lãng phí!

08-48-14_trng-23
 

Cây phật thủ có tên khoa học Citrus medica var. sarcodactilis (Noot) Swingle. Họ cam quýt (Rutaceae). Quả phật thủ dùng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín.

Theo Đông y, phật thủ tính ôn, vị cay, đắng, chua. Vào 2 kinh tỳ, phế. Tính năng điều khí toàn cơ thể, hoà trung, kiện vị, giảm ho, long đờm. Ngày dùng 3 - 6g dạng bột và thuốc sắc. Chủ trị các bệnh ở gan, dạ dày, tức ngực, khó thở, đầy bụng, buồn nôn, tiêu hoá kém, ho đờm nhiều. Cây phật thủ thân, lá, vỏ quả đều chứa tinh dầu,  hoạt chất như lisnonoid, hesperosid…; nhiều vitamin B1, B6, B12, C, E… và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen…

Phật thủ làm siro chữa ho: Phật thủ sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Cho vào nồi đun cách thủy 1,5-2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt. Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lo, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Quả phật thủ nấu cháo: Phật thủ 10-15 g, gạo tẻ 60-80 g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

Quả phật thủ hãm trà: Phật thủ 10 g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

Bệnh đường tiêu hóa: Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 - 20ml  vào trước bữa cơm chiều.

Chữa tiêu hoá không tốt, không tiêu: quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hoà nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

Kiện tỳ, trợ tiêu hoá: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

Đau bụng do lạnh: phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

Ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.

Viêm loét dạ dày - hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.

Chữa đau gan và dạ dày: quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.

(Kiến thức gia đình số 6)

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Hạnh phúc tuổi trẻ giữa dòng xoáy mưu cầu vật chất

Hạnh phúc tuổi trẻ không phải nháo nhào với danh lợi sôi sục, đó là thông điệp mà triết gia Jiddu Krishnamurti nhắn nhủ chân thành cho những công dân toàn cầu hôm nay.

Hôn nhân xếp đặt có thực sự tiềm ẩn bất ổn vợ chồng?

Hôn nhân xếp đặt từ cha mẹ khiến không ít người con đối diện nhiều áp lực và nhiều hoài nghi về giá trị hạnh phúc đích thực trong xã hội hiện đại.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất