| Hotline: 0983.970.780

Cây dừa nước tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân

Thứ Sáu 05/07/2024 , 07:30 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Trung bình mỗi gia đình có thể có thu nhập 600.000 đồng/ngày từ nghề chẻ dừa nước lấy cơm dừa, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn.

Được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, cánh rừng tràm Mỹ Phước (xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng. Trong đó, cây dừa nước được đánh giá là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nông thôn nhờ nghề chẻ dừa nước để bán cơm dừa.

Bà Lê Thị Nga, Tổ trưởng Tổ hợp tác liên kết tiêu thụ dừa nước xã Mỹ Phước cho biết, Tổ hợp tác hiện đã liên kết được 16 chị em phụ nữ phát triển nghề chẻ dừa nước. Việc tham gia tổ hợp tác cũng thúc đẩy đầu ra sản phẩm thuận lợi hơn.

Hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước. Ảnh: Kim Anh.

Hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước. Ảnh: Kim Anh.

Đa phần bà con khai thác dừa nước từ đất nhà hoặc thuê lại từ Lâm trường Mỹ Phước để khai thác với giá 100.000 đồng/công/năm.

Chị Nguyễn Thị Ý, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Phước cho biết, hưởng ứng chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hội viên phụ nữ ấp Phước Trường B đã phát triển nghề chẻ dừa nước.

Trước đây, người dân địa phương chủ yếu khai thác lá dừa nước để chằm lá bán cho các hộ có nhu cầu lợp nhà. Theo xu hướng phát triển của xã hội, nghề chằm lá không còn hút, thị trường bắt đầu thu hẹp dần.

Trong khi đó, tại một số hàng quán nhỏ, người dân địa phương bắt đầu thu hoạch trái dừa nước lấy cơm dừa để bán. Thị trường từ đây dần được mở rộng, việc tiêu thụ thuận lợi hơn, bà con truyền tai nhau phát triển mô hình chẻ dừa nước rất nhiều. Từ những hộ làm nhỏ lẻ ban đầu, hiện trên địa bàn xã Mỹ Phước đã có 60 – 70 hộ làm nghề chẻ dừa nước.

Nhìn thấy được tiềm năng là nguồn nguyên liệu dồi dào, giải quyết được đáng kể việc làm cho lao động địa phương, chính quyền xã Mỹ Phước đã xây dựng mô hình kinh tế tập thể nhằm giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm từ trái dừa nước.

Dừa nước góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Dừa nước góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ nông thôn. Ảnh: Kim Anh.

Trung bình mỗi ngày, mỗi gia đình có thể khai thác và cung cấp cho các đầu mối tiêu thụ khoảng 20kg cơm dừa nước, mang lại nguồn thu nhập khoảng 600.000 đồng.

UBND xã Mỹ Phước đang định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP từ cơm dừa nước. Qua đó giới thiệu dừa nước đi xa hơn, đa dạng hóa sản phẩm như cơm dừa nước đóng lon hoặc sấy dẻo, thay vì tiêu thụ trái tươi như hiện nay.

Bên cạnh đó, xã cũng tranh thủ nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho bà con, đầu tư mua vỏ lãi để vận chuyển dừa nước nhằm gia tăng sản lượng, hỗ trợ nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.