| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng 100 triệu đầu tiên của Tây Nguyên

Thứ Tư 21/01/2009 , 13:30 (GMT+7)

Nhờ trồng thuốc lá, thôn Kơ Nia đã thực sự đổi đời. Có đến trên 90% hộ dân trong thôn Kơ Nia trồng thuốc lá...

Trồng thuốc lá cho thu nhập cao gấp 5-6 lần trồng lúa nước. Tuy nhiên, quy trình trồng thuốc lá đòi hỏi rất cao về yêu cầu kỹ thuật. Thôn trưởng Bế Xuân Thủy nói: cứ 3-5 ngày phải tưới nước 1 lần; suốt ngày phải lăn ra ngoài đồng để canh sâu, phun rệp. Khó nhất là kỹ thuật sấy, trong đó khâu sấy khô vàng là quan trọng nhất, vì nếu sấy quá lửa, không đổi được nước thì thuốc lá bị sậm đen, không bán được...

Có một bản người Tày, Nùng từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đi kinh tế mới vào tạo lập nên thôn Kơ Nia trù phú với những cánh đồng thuốc lá bạt ngàn có giá trị 100 triệu đồng/ha ở xã Ia Trốk, huyện Ia Pa (Gia Lai). 

Thôn Kơ Nia, xã Ia Trốk, huyện Ia Pa (Gia Lai) có 162 hộ, 840 người dân tộc Tày, Nùng sinh sống dọc theo tỉnh lộ 662. Đây là những hộ dân có gốc gác từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đi kinh tế mới vào trong các năm 1984, 1992. Những ngày tháng Chạp này, về thôn Kơ Nia, đi khắp làng thấy vắng tanh, nhà nào cũng đóng cửa. Thôn trưởng Bế Xuân Thủy chỉ tay ra cánh đồng phía trước mặt nói: “Vào làng buổi tối mới có người ở nhà, còn ban ngày người dân tập trung ra ruộng hết. Đây là thời điểm chính vụ cấy thuốc lá mà”. 

Ông giơ tay khoát rộng về phía cánh đồng đông nghịt người đang lom khom làm đất, hồ hởi khoe: “Cánh đồng rộng 70 ha này của người Jrai buôn Hoăi đã được người Tày, Nùng thôn Kơ Nia thuê để trồng thuốc lá. Giá thuê đất 7 triệu đồng/ha, trồng thuốc lá trong 2 tháng mùa khô khi đất còn bỏ hoang cho thu 100 triệu đồng, sau đó thì trả lại cho người Jrai trồng lúa nước vụ đông xuân trà muộn.”

Chuyện dân kinh tế mới thôn Kơ Nia đổi đời nhờ trồng thuốc lá bắt đầu cách đây vài năm, khi Công ty TNHH Kim Ngọc ở huyện Krông Pa (Gia Lai) và các công ty thuốc lá ở các tỉnh: Khánh Hòa, Bến Tre và TP. Đà Nẵng lên vận động người dân trồng thuốc lá. Họ tổ chức tập huấn kỹ thuật và đầu tư cho người dân về hạt giống, phân bón, công chăm sóc, xây lò sấy thuốc... và ký kết hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Vụ đông xuân 2007-2008, cánh đồng trên 40 ha đất rau màu của thôn Kơ Nia đã chuyển đổi thành cánh đồng thuốc lá xanh mướt. Quy trình trồng, thu hoạch, sấy vàng... mất khoảng 2 tháng. Năng suất thuốc lá đạt từ 2,5 đến 3,2 tấn khô/ha cho giá trị 100 triệu đồng/ha; sau khi trừ chi phí các hộ dân còn lời 60 triệu đồng/ha. Đây là những "cánh đồng 100 triệu" đầu tiên ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Nhờ trồng thuốc lá, thôn Kơ Nia đã thực sự đổi đời. Thôn trưởng Bế Xuân Thủy phấn khởi cho biết: Vụ đông xuân năm ngoái, trong thôn đã có trên 10 hộ thu nhập từ 100 đến 300 triệu đồng nhờ trồng thuốc lá. Nhà nào cũng có 2 -3 xe hon đa; 50% gia đình có xe công nông, máy xới đất phục vụ sản xuất. Nhà cửa xây dựng khang trang, ruộng vườn quy hoạch bài bản.

Vụ đông xuân 2008-2009, nhà đầu tư cấp cho mỗi ha đăng ký trồng thuốc lá các khoản như: hạt giống, 8 triệu đồng/ha tiền công chăm sóc, 2,4 triệu đồng tiền dầu chạy máy bơm tưới nước; những hộ trước đây chưa được đầu tư xây lò sấy cũng được đầu tư 15 triệu đồng để xây lò (các khoản này sẽ trừ vào sản phẩm khi thu hoạch), nên người dân phấn khởi đăng ký trồng nhiều. Có đến trên 90% hộ dân trong thôn Kơ Nia trồng thuốc lá; diện tích nâng lên 150 ha, gấp đôi năm ngoái; trong đó gần 100 ha là đất thuê của các làng Jrai trong vùng. Nếu thời tiết thuận lợi, thì 2 tháng nữa, thôn Kơ Nia sẽ có thu trên 15 tỉ đồng, một con số mơ ước đối với nhiều thôn, làng trong tỉnh.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất