| Hotline: 0983.970.780

Các địa phương chủ động rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ Năm 27/06/2019 , 08:47 (GMT+7)

Trước tình hình hạn hán kéo dài tại khu vực Bắc trung Bộ nguy cơ ảnh hưởng nặng tới nhiều diện tích lúa vụ hè thu, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Cường đề nghị các địa phương chủ động rà soát và xây dựng kế hoạch căn cơ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

17-26-39_nguyen_nhu_cuong_2
Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục Trồng trọt và Bộ NN-PTNT những năm gần đây luôn động viên, khuyến khích các địa phương chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, điển hình như tỉnh Nghệ An đến nay đã chuyển đổi thành công được 2.000ha.

Đợt hạn hán kết hợp nắng nóng đang diễn ra tại Bắc trung Bộ được đánh giá là kéo dài và khắc nghiệt nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây khi nhiều ngày không có mưa, độ ẩm thấp cộng gió Lào khiến hầu hết hệ thống trữ nước cạn kiệt. Đơn cử như hệ thống thủy lợi Nam Đàn 2 đến nay mực nước đã âm - 0,5m, trong khi kỷ lục các năm chỉ âm - 0,4 - 0,45m.

Theo khảo sát của đoàn công tác Tổng cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt tại khu vực Bắc Trung Bộ vừa qua, Nghệ An là tỉnh thiệt hại nặng nhất khi có 12.000ha lúa bị đe dọa, trong đó 1.200ha đã bị ảnh hưởng khá nặng. Với tỉnh Hà Tĩnh cách đây 1 tuần có trên 1.000ha bị hạn, những ngày vừa qua địa phương đã chủ động cung cấp được một phần nước tưới nên hiện diện tích bị hạn giảm xuống chỉ còn khoảng 400ha.

Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương tình hình nắng nóng có thể còn kéo dài trong thời gian tới nên rất có thể diện tích lúa bị hạn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương tiến hành cơ cấu lại thời vụ, cơ cấu lại giống cho phù hợp với tình hình thực tế.

Theo đó, với diện tích lúa không thể cứu vãn được, chuyển sang trồng lúa mùa, hoặc chuyển sang cây trồng khác như ngô, rau màu ngắn ngày. Các địa phương chủ động cung ứng hỗ trợ giống, kỹ thuật cho bà con nông dân kịp thời chuyển đổi cho kịp mùa vụ.

Đặc biệt, sau vụ hè thu này, tới đây Cục Trồng trọt sẽ định hướng và đề nghị các địa phương có đánh giá lại những diện tích thường xuyên ảnh hưởng, chuyển đổi sang cây ngắn ngày, chuyển đổi sang cây ăn quả, kết hợp tưới tiết kiệm. Việc chuyển đổi phải được xây dựng căn cơ thành vùng tập trung, tránh chuyển đổi tự phát xôi đỗ không thành vùng hàng hóa theo đúng Thông tư 19 năm 2017 và Kế hoạch 586 mà Bộ NN-PTNT đã ban hành.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất