| Hotline: 0983.970.780

Các cơ sở cây giống bị thiệt hại nặng vì hạn mặn

Thứ Sáu 03/04/2020 , 10:22 (GMT+7)

Năm nay do hạn mặn kéo dài, nhiều cơ sở sản xuất cây giống huyện Chợ Lách (Bến Tre) bị thiệt hại nặng, do cây thiếu nước tưới, sản lượng bán ra giảm 75%.

Nhiều cơ sở sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách bị thiệt hại hơn 50% vì hạn mặn kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều cơ sở sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách bị thiệt hại hơn 50% vì hạn mặn kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Hữu Nghị, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), cho biết: Toàn huyện có 6.500ha vườn cây ăn trái, do hạn mặn kéo dài đến nay đã có khoảng 70% vườn cây bị héo lá, cây chựng lại.

Mấy ngày qua, có không ít hộ phải bỏ ra 3-7 triệu đồng mua nước ngọt cho 1 lần tưới vườn cây ăn trái. Đây là số tiền không nhỏ và nếu duy trì thời gian dài sẽ đẩy nhà vườn vào cảnh nợ nần.

Cùng với cây ăn trái, hơn 1.000ha cây giống ở Chợ Lách bị thiệt hại khoảng 50% vì thiếu nước ngọt tưới cho cây trong mùa hạn mặn.

Bên cạnh đó, sức mua giảm khoảng 75% so với cùng kỳ năm rồi. Nếu so với năm 2016, năm nay mặn xâm nhập sâu hơn. Trong tháng 3/2020, ranh mặn lên trên 3-4‰ đã bao trùm toàn huyện Chợ Lách.

Với độ mặn cao như vậy, không thể tưới cho cây ăn trái và cây giống, nhất là sầu riêng vốn rất mẫn cảm với mặn. Theo dự báo thời gian tới, mặn sẽ duy trì ở mức cao và lâu nên thiệt hại của huyện sẽ lớn và phức tạp hơn.

Ông Đinh Văn Điểm, chủ cơ sở sản xuất cây giống ở xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, cho biết: Hiện nay cơ sở có hơn 10.000 cây giống các loại, cứ 2 ngày gia đình phải tốn gần 2 triệu đồng mua nước ngọt tưới cây giống.

Hơn tháng nay, gia đình tốn gần 100 triệu đồng tiền mua nước ngọt tưới cây. Trong khi đó chi phí càng lúc càng tăng, cây giống bán không được, giá lại giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ.

Do hạn mặn dữ dội ở các tỉnh ĐBSCL nên thời điểm này nhiều nơi không dám trồng mới vườn cây, thế là chẳng ai mua cây giống.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.