Thứ Năm, 3/7/2025 14:23 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận yêu cầu tàu thuyền cập cảng có chốt kiểm soát dịch Covid-19

Thứ Sáu 09/07/2021 , 16:08 (GMT+7)

Nhằm kiểm soát dịch bệnh trên tuyến biển, tỉnh Bình Thuận yêu cầu các tàu thuyền khai thác thủy sản chỉ được vào các cảng chỉ định phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 9/7, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, các huyện, thị xã ven biển về việc yêu cầu các tàu thuyền khai thác thủy sản chỉ được vào các cảng chỉ định phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, để triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ người, tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển trên địa bàn tỉnh, không để phát sinh các nguồn lấy dịch bệnh Covid-19 qua tuyến biển, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển thông báo cho ngư dân khi đến neo đậu, bốc dỡ sản phẩm, bổ sung nhiên liệu, nhu yếu phẩm...trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phải vào đúng các cảng có chốt kiểm soát dịch Covid-19; đồng thời, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của chốt kiểm soát dịch tại các cảng.

Cụ thể, các cảng  cá có chốt kiểm soát dịch gồm Phan Rí Cửa, Phan Thiết, La Gi và cảng vận tải Phú Quý. Thời gian áp dụng kể từ ngày 9/7 cho đến khi có thông báo mới.

Đối với tàu cá khai thác xa bờ, tàu dịch vụ thủy sản trong tỉnh cũng yêu cầu chỉ được cập 4 cảng có chốt kiểm soát dịch trên. Khi cập cảng, thuyền trưởng, các thuyền viên phải khai báo y tế, xuất trình nhật ký hành trình, nhật ký khai thác cho chốt kiểm soát và văn phòng đại diện nghề cá để kiểm tra kiểm soát, phòng chống dịch.

UBND tỉnh Bình Thuận giao trách nhiệm cho chốt kiểm soát tuyến biển tổ chức lấy mẫu tầm soát ngẫu nhiên để kịp thời phát hiện nguồn lây nhiễm. Các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển thực hiện nghiêm việc chỉ tiếp nhận tàu cá của các tỉnh, thành phố khác vào các cảng có chốt kiểm soát dịch Covid-19 và yêu cầu thực hiện đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất