| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Rừng giáp ranh bị tàn phá

Thứ Hai 13/09/2021 , 14:52 (GMT+7)

Kiểm lâm huyện Tây Sơn (Bình Định) vừa phát hiện 5ha rừng tự nhiên nằm ở xã Tây Thuận, giáp ranh với xã Song An (TX An Khê, Gia Lai) bị đốt, phá tan hoang.

Chiều 13/9, ông Nguyễn Ơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn (Bình Định), cho biết vừa phát hiện trên địa bàn có 5ha rừng tự nhiên giáp ranh với xã Song An (TX An Khê, Gia Lai) bị phá, đốt tan hoang.

Theo ông Ơn, khu vực rừng bị phá thuộc các tiểu khu 248 và 258, do UBND xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) quản lý. Khu rừng này nằm tiếp giáp với những rẫy trồng keo của người dân xã Song An thuộc TX An Khê (Gia Lai). Thời gian trước đây, người dân xã Song An cũng đã lén lút xâm lấn sang khu rừng này mỗi khi một ít để làm nương rẫy, giờ lợi dụng rẫy nằm giáp với rừng nên tiếp tục lấn chiếm để mở rộng diện tích rẫy.

Hiện trường vụ phá 5ha rừng tại tiểu khu 248, 258 nằm trên địa bàn xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) giáp ranh với xã Song An (TX An Khê, Gia Lai). Ảnh: Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn cung cấp.

Hiện trường vụ phá 5ha rừng tại tiểu khu 248, 258 nằm trên địa bàn xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) giáp ranh với xã Song An (TX An Khê, Gia Lai). Ảnh: Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn cung cấp.

“Theo nhận định ban đầu, 5ha rừng tự nhiện nói trên bị phá có thể để lấy đất rừng để trồng keo lai. Trong số diện tích rừng bị phá có khoảng 49.000m2 rừng ở trạng thái thường xanh nghèo có trữ lượng gỗ nhỏ với khoảng 10m3/ha, còn lại khoảng 9.200m2 ở trạng thái rừng tái sinh”, ông Ơn cho hay.

Vụ phá rừng nói trên được Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn phát hiện trong 1 lần đi kiểm tra vào cuối tháng 8 vừa qua. “Vì vùng rừng giáp ranh nói trên rất nhạy cảm, nên cứ 2-3 ngày lực lượng kiểm lâm Tây Sơn đi kiểm tra 1 lần. Muốn kiểm tra vùng rừng giáp ranh đó, anh em không thể đi từ Tây Sơn qua, bởi phải đi đường rừng và qua nhiều ngọn núi cao nên phải mất cả buổi mới đến. Do đó, mỗi lần đi kiểm tra lực lượng kiểm lâm phải đi xe máy lên đến xã Song An, rồi theo đường dân sinh của người dân đi làm rẫy để vào rừng”, ông Nguyễn Ơn chia sẻ.

Sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn đã lập hồ sơ vụ phá hơn 5ha rừng tự nhiên tại xã Tây Thuận và đang phối hợp với cơ quan công an điều tra làm rõ đối tượng phá rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn cũng đã có quyết định trưng cầu giám định, mời Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp và nông thôn Bình Định lên giám định rừng bị phá để phục vụ công tác điều tra.

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, ông Huỳnh Ngọc Bảo, cũng nhận định các tiểu khu 248, 258 nằm giáp ranh với địa phận TX An Khê (Gia Lai) là vùng rừng rất nhạy cảm, việc đi lại khó khăn, nên có thể các đối tượng phá rừng lợi dụng địa hình phức tạp để vào chặt phá, đốt cây để lấy đất trồng keo lai.

“Chi cục Kiểm lâm đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm Tây Sơn tăng cường tuần tra đến những lâm phần giáp ranh, có địa hình phức tạp để kịp thời ngăn chặn những vụ phá rừng tương tự”, ông Bảo cho biết.

Trước đó, tại huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có đến 883,84ha rừng và đất rừng nằm trên địa bàn 2 xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Thuận, giáp ranh với TX An Khê (Gia Lai) đã bị các hộ dân ở 3 xã Tú An, Cửu An, Xuân An thuộc TX An Khê xâm chiếm, sau hơn 10 năm các ngành chức năng 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai vào cuộc xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Những hộ dân TX An Khê (Gia Lai) xâm chiếm rừng và đất rừng của huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) cũng để trồng keo, bạch đàn, mì, đậu, dưa hấu và nhiều loại hoa màu khác.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất