| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre chi tiền tỷ nghiên cứu khống chế sâu đầu đen trên dừa

Thứ Năm 25/02/2021 , 09:59 (GMT+7)

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen lây lan, gây hại trên cây dừa.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Trước thiệt hại nặng nề do sâu đầu đen gây ra trên cây dừa, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch Bến Tre đã có quyết định chi gần 1 tỷ đồng để khống chế sâu đầu đen. Ảnh: Minh Đãm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre giao nguồn vốn cho Sở Khoa học và Công nghệ ký kết với Trường Đại học Nông lâm TP. HCM nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của sâu đầu đen và xây dựng mô hình, đề xuất giải pháp quản lý, phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Để sớm khống chế sâu ăn lá dừa, ông Trần Ngọc Tam yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai các công việc trong 18 tháng, kể từ ngày 18/2/2021.

Trước đó, tháng 7/2020, trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre xuất hiện loại sâu lạ tấn công cây dừa. Chúng tấn công ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây dừa, gây thiệt hại từ 70 - 80% diện tích vườn dừa.

Đến nay, sâu đầu đen gây hại tại các huyện Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Chợ Lách và thành phố Bến Tre. Diện tích gây hại đến nay đã trên 50ha.

Bến Tre hiện có hơn 72.000ha đất trồng dừa, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Đây là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân tỉnh Bến Tre.

Vì vậy, từ khi phát hiện sâu này đến nay, ngành chức năng rất quan tâm và đang triển khai nhiều biện pháp khống chế.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, sâu ăn lá dừa còn gọi là sâu đầu đen, có tên khoa học là Opisina arenosella Walker. Loại sâu này từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất