| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ rừng bị thương nặng khi truy quét 'lâm tặc'

Thứ Năm 06/01/2022 , 14:50 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Trong lúc truy đuổi 'lâm tặc', một cán bộ quản lý, một bảo vệ rừng ở tỉnh Thừa Thiên – Huế không may gặp nạn phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 6/1, thông tin từ ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy (Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế) cho biết, một cán bộ của đơn vị vừa không may gặp nạn dẫn đến chấn thương nặng, phải nhập viện điều trị khi đi tuần tra, kiểm tra rừng.

Đồng nghiệp phải mất 6 tiếng đồng hồ mời đưa được ông Phú ra khỏi rừng và chuyển đi cấp cứu. Ảnh: T.T.

Đồng nghiệp phải mất 6 tiếng đồng hồ mời đưa được ông Phú ra khỏi rừng và chuyển đi cấp cứu. Ảnh: T.T.

Trước đó, vào sáng 4/1, ông Nguyễn Ngọc Phú (SN 1975, Trưởng phòng Quản lý Bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy) cùng một số cán bộ Ban đi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn sông Hương, đoạn khu vực Khoảnh 7, Tiểu khu 186.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một số đối tượng chặt phá gỗ trái phép, trong lúc truy tìm, theo đuổi, ông Phú bị ngã ở khu vực Khe Nghĩa (xã Dương Hoà, Thị xã Hương Thuỷ), dẫn đến vỡ xương đầu gối.

Do không có tăng võng, đường ra ngoài trơn trượt, dốc cao... nên việc đưa người gặp nạn ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Phải mất khoảng 6 tiếng đồng hồ, lực lượng trong đoàn mới đưa được ông Phú ra khỏi bìa rừng, sau đó vận chuyển bằng thuyền về đến đập thuỷ điện Bình Điền để đưa ông Phú đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Hiện ông Phú đã được phẫu thuật thành công, đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Sở, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nhiều sở, ban ngành cũng đã gọi điện động viên, chia sẻ với anh Phú, anh cũng là cán bộ lâu năm. Hiện, chúng tôi đang xem xét để đề xuất khen thưởng.

Được biết, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy đang tiếp tục xác minh các đối tượng khai thác gỗ trái phép để xử lý theo thẩm quyền.

  • Tags:
Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

9 tấn lợn của 19 hộ chăn nuôi bị tiêu hủy vì dịch tả Châu Phi

QUẢNG NINH 19 hộ chăn nuôi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, thiệt hại gần 9 tấn lợn, ngành thú y Quảng Ninh đang căng mình ứng phó.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Bình luận mới nhất