| Hotline: 0983.970.780

Băng tan nhanh đe dọa hệ sinh thái Nam Cực

Thứ Bảy 01/07/2017 , 11:17 (GMT+7)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học hy vọng sẽ làm sáng tỏ những tác động của biến đổi khí hậu tới Nam Cực, tạo tiền đề cho việc triển khai các chiến lược bảo tồn và phát triển những loài động thực vật đặc thù tại khu vực này.

Một tảng băng tách ra khỏi khối sông băng và trôi nổi ở Nam Cực tháng 3/2016

Theo nghiên cứu mới công bố ngày 1/7, các nhà khoa học khẳng định biến đổi khí hậu chính là “thủ phạm” đe dọa sự tồn tại của các tảng băng khổng lồ tại Nam Cực, một trong những vùng nóng lên nhanh nhất trên lục địa, đồng thời cảnh báo hệ sinh thái tại khu vực không có băng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Jasmine Lee thuộc đại học Queensland (Australia) cho biết trong thời gian qua biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực tới các khu vực không có băng, hơn cả khu vực có băng bao phủ, do đó chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong toàn khu vực Nam Cực.

Tiến sĩ Lee cho rằng: “Cho đến nay, các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Nam Cực chỉ tập trung chủ yếu vào những tảng băng và nguy cơ tiềm ẩn đe dọa mực nước biển dâng cao, trong khi đó những ảnh hưởng tới sự tan băng và hệ sinh thái tại Nam Cực vẫn bị lãng quên”. 

Trái đất nóng lên khiến các tảng băng trôi xuất hiện ngày càng nhiều ở Nam Cực. Nghiên cứu của tổ chức khoa học Australia CSIRO mới đây cho thấy tốc độ nước biển dâng trong hơn 25 năm qua đã tăng gấp 2 lần do băng tan.

Theo ông Lee, diện tích khu vực không có băng tại Nam Cực lên đến hàng nghìn km2 và tới năm 2100 có thể chiếm khoảng 25% Nam Cực. Trong khi đó, đây lại chính là nơi duy trì giống nòi của các loài hải cẩu, chim biển và nơi trú ngụ của các loài động thực vật đặc thù chỉ có tại nơi đây. Peter Convey, một nhà sinh thái học trái đất thuộc Viện Khảo sát Nam Cực Anh, cho biết những loài này thường có tính thích nghi cao đối với những điều kiện khắc nghiệt mà chúng đang sinh sống. Một số loài có thể ngủ đông trong suốt cả năm. Một số khác có thể đã phát triển thích ứng, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện gió mạnh, ít nước hoặc nhiệt độ cực thấp. Nam Cực là nơi có nhiều cộng đồng sinh vật đa dạng, tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường.

Quần thể sư tử biển ở đảo South Shetland, Nam Cực tháng 6/2016

Tiến sĩ Lee thừa nhận biến đổi khí hậu có thể tác động “tích cực hoặc tiêu cực” đến hệ sinh thái tại Nam Cực, vì khi băng tan môi trường sống mới sẽ được tạo ra. Tuy nhiên, khi các khu vực không có băng mở rộng, những loài động thực vật mới có thể gây bất lợi cho những loài động thực vật đặc thù tại khu vực này. Ông Lee cho rằng một khi “sự vượt trội” các loài động thực vật ngoại lai có thể khiến những loài động thực vật vốn có tại khu vực này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. 

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học hy vọng sẽ làm sáng tỏ những tác động của biến đổi khí hậu tới Nam Cực, tạo tiền đề cho việc triển khai các chiến lược bảo tồn và phát triển những loài động thực vật đặc thù tại khu vực này.

Quần thể chim cánh cụt ở khu vực không có băng thuộc Cuverville, phía tây Nam Cực tháng 4/2016. Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến đời sống các sinh vật đặc thù của khu vực này.

 

Xem thêm
Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm

HẢI PHÒNG Nhận thấy mô hình chăn nuôi thuần tuý hiệu quả không cao, một hộ dân tại Vĩnh Bảo đã chuyển sang nuôi thỏ tuần hoàn và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất

ĐẮK NÔNG Không chạy theo lợi nhuận trước mắt, anh Lâm kiên trì học hỏi và áp dụng hiệu quả phương pháp canh tác hữu cơ cho vườn sầu riêng 15ha.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.