| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao công trình thủy lợi nội đồng Sóc Nê

Thứ Tư 03/04/2024 , 23:06 (GMT+7)

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước phối hợp UBND huyện Bù Đốp vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao tuyến kênh thủy lợi nội đồng Sóc Nê cho đơn vị quản lý vận hành.

Đoàn công tác huyện Bù Đốp kiểm tra đầu vào tuyến kênh nội đồng vừa hoàn thành. Ảnh: BD.

Đoàn công tác huyện Bù Đốp kiểm tra đầu vào tuyến kênh nội đồng vừa hoàn thành. Ảnh: BD.

Tuyến kênh thủy lợi nội đồng Sóc Nê là tuyến kênh cấp 3 dài 6km với tổng kinh phí thực hiện trên 30 tỷ đồng, nối từ điểm kênh chính ấp 6, xã Thanh Hòa (thuộc hệ thống thủy lợi sau Cần Đơn) đến hết cánh đồng ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến. Tuyến kênh phục vụ nước sản xuất tưới tiêu cho khoảng 200 ha lúa và các loại cây trồng khác của người dân trong khu vực.

Theo người dân địa phương, dù nằm cạnh hệ thống thuỷ lợi sau Cần Đơn (công trình lớn nhất địa phương được xây dựng từ năm 2007 với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng từ vốn trái phiếu chính phủ), thế nhưng, do thiếu kênh dẫn nước về đồng khiến nhiều diện tích lúa của nông dân luôn trong tình trạng “khát nước”. Sau hơn 10 năm chờ đợi, công trình thủy lợi nội đồng được đầu tư, nước đã về, bà con nơi đây rất phấn khởi.

Chung niềm vui, ông Nguyễn Đình Đoàn Chủ tịch UBND xã Tấn Tiến cho biết thêm, Sóc Nê là ấp đặc biệt khó khăn với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Lúa nước là một trong những cây trồng chủ lực của bà con ấp này. Thời gian qua, được nhà nước quan tâm, những cung đường đất đỏ của ấp được “thay áo mới” bằng đường bê tông, xi măng, đường nhựa khang trang. Cùng với cơ sở hạ tầng được nâng cấp, hiện nhà nước đầu tư hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đời sống người dân trong xã sẽ ngày càng được nâng cao.

Tuyến kênh giúp 'giải khát' cho hơn 200 ha lúa và cây trồng trong vùng dự án. Ảnh: BD.

Tuyến kênh giúp "giải khát" cho hơn 200 ha lúa và cây trồng trong vùng dự án. Ảnh: BD.

Ông Nguyễn Minh Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp cho biết, qua kiểm tra và nghiệm thu, tuyến kênh đã hoàn thành các hạng mục và được kết nối thông suốt, trên tuyến kênh được bố trí các cửa van điều tiết nước và các lối lên xuống để phương tiện cơ giới hóa vào canh tác sản xuất thuận lợi. Đặc biệt, dọc tuyến kênh được bố trí đường bê tông xi măng phục vụ đi lại vận chuyển nông sản.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.