| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn cơ bản khống chế được dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Hai 25/11/2024 , 08:13 (GMT+7)

Sau một thời gian dịch bùng phát dữ dội, đến nay dịch tả lợn Châu Phi tại Bắc Kạn đã dần tạm lắng, người chăn nuôi bắt đầu tái đàn.

Người chăn nuôi ở Bắc Kạn đã bắt đầu tái đàn trở lại. Ảnh: Ngọc Tú. 

Người chăn nuôi ở Bắc Kạn đã bắt đầu tái đàn trở lại. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đến cuối tháng 11/2024, huyện Chợ Đồn và TP. Bắc Kạn đã công bố hết dịch. Toàn tỉnh có 75/102 xã, phường, thị trấn (chiếm khoảng 70%) đã công bố hết dịch.

Tại huyện Chợ Đồn, lúc cao điểm, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở 18/20 xã, gây thiệt hại lớn. Sau nhiều tháng kiên trì chống dịch, đến nay tất cả các xã đã không còn dịch. Hiện, tổng đàn lợn của huyện khoảng 25.000 con, người dân đã bắt đầu tái đàn.

Bà Trần Thị Miên, Phó Trưởng phòng Phòng NN-PTNT Chợ Đồn cho biết, để tái đàn hiệu quả, huyện đã hướng dẫn người chăn nuôi tái đàn thực hiện kê khai với chính quyền cơ sở. Khi người chăn nuôi nhập lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh đã được tiêm phòng vacxin phòng bệnh tả lợn Châu Phi và các loại vacxin khác theo quy định.

Đối với con giống nhập ngoài tỉnh phải có giấy kiểm dịch (có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh tả lợn Châu Phi), lợn giống mới nhập về nuôi cách ly ít nhất 14 ngày mới cho nhập đàn. Người dân tổ chức tốt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trạị, dụng cụ chăn nuôi để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi

Điều kiện tái đàn là đàn lợn phải được tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Điều kiện tái đàn là đàn lợn phải được tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Dịch xuất hiện tại thành phố Bắc Kạn từ tháng 7, sau đó lan rộng ra toàn bộ 8/8 xã, phường. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, đến nay địa phương này cũng đã không còn dịch.

Tính đến cuối 11/2024, dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại cho hơn 4.000 hộ chăn nuôi ở 719 thôn, 102 xã ở tất cả các huyện, thành phố. Đến tháng 10, dịch bắt đầu giảm dần, cuối tháng 11 dịch tạm lắng, toàn tỉnh có 75 xã công bố hết dịch, 21 xã đã qua 21 ngày không phát hiện ca mắc mới.

Ông Hà Văn Huấn, Chủ tịch UBND xã Quang Phong (huyện Na Rì) cho biết: Người dân trong xã chủ yếu nuôi nhỏ lẻ nên dịch bệnh gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, sau khi công bố hết dịch, xã đã tuyên truyền người dân tái đàn. Một số chương trình hỗ trợ chăn nuôi thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã triển khai trở lại.

“Dù chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, nhưng đây là nguồn thu nhập quan trọng của một bộ phận người dân ở nông thôn. Việc khống chế được dịch sẽ giúp người dân có điều kiện tái đàn, phục hồi kinh tế từ đó nâng cao thu nhập”, ông Huấn chia sẻ.

Dịch tả lợn Châu Phi đã tạm lắng, nhưng tỉnh Bắc Kạn vẫn đang triển khai đồng bộ các giải pháp để xử lý dứt điểm những ổ dịch ở các xã còn lại, ngăn ngừa dịch bệnh xuất hiện trở lại ở những địa phương đã công bố hết dịch.

Với những xã chưa hết dịch, huy động các nguồn lực, kịp thời hỗ trợ vật tư, hóa chất để xử lý dứt điểm, không để phát sinh ổ dịch mới. Các địa phương thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết theo đúng quy định, ngăn chặn, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi lợn ở Bắc Kạn đang dần dịch chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại. Ảnh: Ngọc Tú. 

Chăn nuôi lợn ở Bắc Kạn đang dần dịch chuyển từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại. Ảnh: Ngọc Tú. 

Đối với những xã chưa công bố hết dịch, trường hợp cơ sở chăn nuôi cố tình tái đàn, nhập đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện để xảy ra dịch bệnh, UBND xã xử lý vi phạm hành chính, đồng thời không hỗ trợ kinh phí tiêu hủy, chủ cơ sở phải tự bỏ kinh phí để tiêu hủy lợn bệnh dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.

Chính quyền cơ sở rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vacxin phòng bệnh tả lợn Châu Phi, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc hộ chăn nuôi lợn chưa tiêm phòng vacxin khẩn trương thực hiện.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn, các địa phương khẩn trương cấp kinh phí hỗ trợ đến người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh động vật từ thời điểm ngày 01/01/2024 đến 31/8/2024 theo Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 25/10/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất