| Hotline: 0983.970.780

8 tháng, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 triệu con gà giống

Chủ Nhật 03/09/2023 , 07:41 (GMT+7)

Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, giai đoạn 2024 - 2030, nhập khẩu giống gia cầm hàng năm dự báo ở mức 3 - 3,5 triệu con/năm.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước.

Cụ thể, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu hơn 3,8 triệu con giống , vịt; năm 2022 nhập khẩu gần 3,4 triệu con giống gà, trong đó giống gà trắng nuôi lấy thịt gần 2,2 triệu con, gà lông màu nuôi lấy thịt hơn 723.000 con, còn lại là con giống gà hướng trứng.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, nước ta cũng nhập khẩu khoảng 2 triệu con giống gà các loại. Tổng số vịt giống nhập khẩu hàng năm 14.000 - 18.000 con.

Hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước. Ảnh: TL.

Hàng năm, Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng lớn các giống gia cầm để phục vụ sản xuất trong nước. Ảnh: TL.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng đưa ra kịch bản dự báo về tình hình sản xuất và thương mại gia cầm giai đoạn 2024 - 2030. Cụ thể, tổng đàn gia cầm sản xuất hàng năm từ nay đến năm 2030 dự báo đối với gà thịt lông trắng đạt 240 - 250 triệu con, gà thịt lông màu 850 - 900 triệu con, gà đẻ trứng 80 - 85 triệu con, vịt thịt 60 - 65 triệu con và vịt đẻ trứng 34 - 35 triệu con.

Từ nay đến năm 2030, dự báo tiêu thụ thịt, trứng trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 90%. Nhập khẩu giống gia cầm dự báo ở mức 3 - 3,5 triệu con/năm. Nhập khẩu thịt gà và phụ phẩm gia cầm dao động 250.000 - 300.000 tấn/năm.

Giá bán gà thịt lông trắng dự báo trong 5 - 6 năm tới dao động 33.000 - 35.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi ngắn ngày 50.000 - 55.000 đồng/kg. Giá gà màu nuôi dài ngày 60.000 - 70.000 đồng/kg. Giá trứng 2.000 - 2.500 đồng/quả.

Các hộ chăn nuôi sẽ giảm dần, trong khi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ mở rộng thị phần sản xuất gia cầm. Theo đó, tỷ trọng sản xuất thịt gà trắng của hộ gia đình sẽ giảm từ 20% năm 2023 xuống còn 10% năm 2030, còn khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 80% lên 90%.

Thịt gà lông màu sản xuất từ khu vực nông hộ sẽ giảm từ 60% năm 2023 xuống còn 45 - 50% năm 2030, trong khi khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 40% lên 50 - 55% năm 2030.

Sản lượng trứng ở khu vực nông hộ cũng giảm, từ 44% năm 2023 xuống chỉ còn 35 - 38% năm 2030, trong khi đó khối doanh nghiệp sẽ tăng từ 56% lên 60 - 62% năm 2030;

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp nội sẽ giảm dần cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất và buộc phải gắn với chăn nuôi gia công để giữ thị phần.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.