| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến đưa cà phê đến thị trường Hà Lan

Thứ Ba 22/02/2022 , 05:52 (GMT+7)

Sản lượng cà phê thế giới năm 2021 giảm sút khiến giá cà phê bị đẩy lên cao, tạo nên nhiều cơ hội cũng như thử thách cho Việt Nam.

Tác giả tại kệ trưng bày cà phê trong siêu thị tại Hà Lan.

Tác giả tại kệ trưng bày cà phê trong siêu thị tại Hà Lan.

Cơ hội

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm mạnh khiến giá bị đẩy lên cao. Tổng sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới trong tháng 10/2021 là 9,7 triệu bao, giảm 4.4% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu cà phê nhân đạt 8,5 triệu bao trong tháng đầu tiên của niên vụ 2021 - 2022, giảm 6,1% so với tháng 10/2020. Kéo theo đó, giá cà phê thế giới đạt mức 195,17 US cent/pound trong tháng 11/2021, tiếp tục tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 77,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giá trung bình hàng tháng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. 

Cà phê Việt Nam đạt 1,81 triệu tấn trong niên vụ 2020 - 2021, giảm 10,6% so với niên vụ trước do ảnh hưởng của giãn cách xã hội. Tháng 11 là thời điểm khu vực Tây Nguyên thu hoạch cà phê. Tổng diện tích cà phê tại đây khoảng 630.000ha. Năm 2021, sản lượng dự kiến giảm 10 - 15% do yếu tố thời tiết. Đặc biệt, tình trạng thiếu lao động do dịch bệnh kéo dài, lao động về quê cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên, nhờ cải tiến kỹ thuật thu hái, chia vụ thu hoạch thành nhiều đợt, chất lượng cà phê được đảm bảo để tăng sản lượng xuất khẩu. 

Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4.4% về lượng nhưng tăng 5.9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm trên, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.931 USD/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Brazil. Cà phê là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, hiện có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, nhờ khai thác tối đa lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỉ USD vào năm 2030. Trong niên vụ 2021 - 2022, cà phê Việt Nam dự báo xuất khẩu tăng 980.000 bao so với niên vụ 2020 - 2021.

Trong năm 2022, Bộ Công thương đẩy mạnh phối hợp với Bộ NN-PTNT cùng các địa phương, hiệp hội ngành hàng để triển khai các chương trình quảng bá, hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ. Qua đó, các chuyên gia từ Hà Lan, Pháp, Italia sẽ chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cà phê tại các thị trường bản xứ, giúp doanh nghiệp trong nước nắm được thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp cho giai đoạn tới. 

Với nguồn cung hạn chế ở nhà xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia và các nước Nam Mỹ, cộng thêm khó khăn trong khâu vận chuyển, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất đến quý I/2022. Đây là cơ hội cho cà phê Việt Nam được hưởng lợi do đang trong giai đoạn thu hái, nguồn cung dồi dào. 

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng tại châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng sẽ tăng mạnh. Hà Lan hiện đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ cà phê. Tổng giá trị tiêu thụ cà phê tại Hà Lan khoảng 3.5 tỷ euro mỗi năm. Đặc biệt, Hà Lan là cửa ngõ quan trọng trên thế giới với lượng cà phê nhập khẩu và tái xuất sang các nước khác trong khu vực. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, muốn thâm nhập thị trường châu Âu, Hà Lan chính là bước khởi đầu đúng đắn và thuận lợi để mở rộng thị trường sau này.

Công ty VIEC tại Hà Lan (viec.nl) giúp kết nối đối tác giữa hai thị trường và than gia cố vấn. Khi hợp tác, VIEC sẽ trở thành đại diện thương mại và kết nối doanh nghiệp trực tiếp với nhà sản xuất, tổng thầu tại nước bản địa mà không qua đơn vị trung gian nào.

Doanh nghiệp có thể trực tiếp đến khảo sát nhà máy sản xuất, hệ thống phân phối tại Hà Lan để thương thảo mua hàng hoặc bàn bạc hợp tác. Nhờ vậy, VIEC tối giản chuỗi cung ứng, tăng giá trị sản phẩm, lợi nhuận cho người mua, người bán và tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu.

VIEC còn hỗ trợ nhà máy tạo kênh phân phối bán lẻ trực tiếp tại thị trường Việt Nam hoặc Hà Lan (B2C) khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Theo VIEC, mỗi người Hà Lan tiêu dùng 1.460 ly cà phê mỗi năm.

Theo VIEC, mỗi người Hà Lan tiêu dùng 1.460 ly cà phê mỗi năm.

Giải pháp đồng bộ

Các tỉnh Tây Nguyên có thể đối mặt với tình trạng thiếu nhân công thu hoạch cà phê do dịch bệnh. Theo Sở NN-PTNT Đắk Nông, niên vụ 2021 - 2022, tỉnh có hơn 130.000ha cà phê và cần khoảng 13 triệu công lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ  đáp ứng khoảng 50%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động ngoài tỉnh không vào địa bàn thu hái cà phê như những năm trước. Điều này dễ ảnh hưởng đến tiến độ thu hái và sản lượng. Tương tự, Đăk Lăm hiện có gần 210.000ha cà phê, nhưng nhân lực tại tỉnh đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu. 

Xuất khẩu cà phê cần đảm bảo chất lượng và những yêu cầu khắt khe từ thị trường Hà Lan và châu Âu. Tuy nhiên, tư duy sản xuất của người dân còn sơ sài, phương pháp bảo quản, sơ chế còn thủ công. Nhiều nơi, người dân phơi khô cà phê dưới nền đất không sạch sẽ, nhiều hộ kinh doanh còn ngâm tẩm hương vị để bán cà phê. Rõ ràng, yếu tố cốt lõi vẫn là thay đổi tư duy sản xuất lạc hậu. Việc này cần sự động viên, giám sát kỹ lưỡng và hướng dẫn người dân làm cà phê sạch, qua đó mang lại lợi nhuận tốt, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, uy tín quốc gia.

Tác giả thưởng thức cà phê Việt Nam tại Hà Lan.

Tác giả thưởng thức cà phê Việt Nam tại Hà Lan.

Theo tôi, có 3 điều doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý và có thể bắt tay vào làm ngay để xúc tiến xuất khẩu cà phê. Một là, đảm bảo chất lượng sản phẩm, cung cấp các hạt cà phê sạch, đáp ứng chất lượng và các chỉ số mà thị trường mục tiêu yêu cầu. 

Hai là, đảm bảo sản lượng xuất khẩu cà phê bằng việc chuẩn bị nhân công, dự trù cho tình huống khan hiếm lao động, đừng để “nước đến chân mới nhảy”. 

Ba là, tìm hiểu kỹ thị trường Hà Lan, về nhu cầu người tiêu dùng, logistics, hệ thống phân phối,… để đáp ứng đúng và đủ. Đa số doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc này dẫn đến sai lầm vì áp dụng những kiến thức đã có từ thị trường trong nước. Thêm vào đó, rủi ro chuỗi cung ứng cồng kềnh khiến lợi nhuận bị cắt xén từ bên trung gian, chất lượng cà phê giảm sút do thời gian vận chuyển dài dễ xảy ra.

Đứt gãy chuỗi cung ứng do biến thể Omicron cũng là một rào cản cần các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua để xuất khẩu cà phê. Theo Bộ Công thương, nhiều đơn hàng Việt Nam bị đối tác EU hủy và chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác do ảnh hưởng của việc vận chuyển từ đợt giãn cách xã hội nửa cuối 2021. Dự kiến chuỗi cung ứng toàn cầu còn đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến hết năm 2022. Tình trạng logistics sẽ còn tồi tệ hơn nếu biến thể Omicron gây diễn biến xấu. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là điểm bất lợi, bởi yếu tố này có thể khiến giá cà phê tiếp đà tăng.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất