| Hotline: 0983.970.780

Vựa phật thủ đất Bắc

Thứ Ba 30/06/2015 , 09:31 (GMT+7)

Gần chục năm qua, xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có sự đổi thay rõ rệt, nhiều nhà cao tầng mọc lên san sát và ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ trồng cây phật thủ.

Anh Tạ Hữu Đáng ở thôn 1 đã có 7 năm trồng cây phật thủ cho biết, gia đình anh trồng 2 mẫu (1 ha = 2,7 mẫu) gồm 400 gốc phật thủ. Sau 2 năm trồng, cây cho bói quả, từ năm tiếp theo sẽ cho quả quanh năm. Thời điểm cây cho nhiều quả, quả to từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch.

Những quả phật thủ có giá bán tại vườn từ 30.000 - 70.000 đồng tùy theo kích thước quả. Tính ra, mỗi sào cho lợi nhuận 60 triệu đồng/năm. Như vậy, với 2 mẫu phật thủ gia đình anh Đáng thu nhập hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, theo anh Đáng, đất trồng phật thủ chỉ được khoảng 5 năm. Vì thế, cứ hết mỗi chu kỳ theo vòng đời của cây, người dân xã Đắc Sở lại phải đi tìm thuê đất ở các xã xung quanh để tiếp tục trồng.

Lựa đất cũng phải kén chọn, đó phải là loại đất pha cát, nếu là đất màu thì phải pha thêm cát, cây mới sống được.

Ngoài trồng phật thủ, anh Đáng cũng đầu tư hơn 100 triệu đồng mua máy sấy quả. Những quả đẹp được thương lái mua để tiêu thụ, quả xấu không bán được, bà con gom lại mang về lò sấy của anh Đáng để chế biến xuất sang Trung Quốc. Mỗi ngày anh sấy gần 1 tấn quả.

Không chỉ hợp chất đất, để có được những vườn phật thủ cho quả đẹp, nhiều "ngón", việc chăm sóc cũng yêu cầu người nông dân phải rất tỉ mỉ.

Anh Nguyễn Quang Thiết, thôn Đông, một người có kinh nghiệm trồng phật thủ chia sẻ: “Với 1,2 mẫu phật thủ, hằng năm tôi bón phân theo định kỳ. Khi bón phải đều, nếu nhiều quá cây sẽ chết. 

Cây phật thủ cho giá trị kinh tế gấp 30 lần trồng lúa, gấp 25 lần các loại rau màu và gấp 1,5 lần cam đường. Đến nay, đã có đến 80% hộ dân ở Đắc Sở có thu nhập chính bằng nghề trồng cây phật thủ.

Phật thủ ra hoa, kết trái quanh năm. Từ tháng giêng sau khi thu hoạch quả, cần vệ sinh vườn, bón phân cân đối để cây khỏe... Đây là cây thân gỗ nhưng lại mọc theo giàn, nên khi phun các loại thuốc trừ sâu bệnh phải phun bằng máy".

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắc Sở cho biết: “Được sự quan tâm của UBND huyện, Trạm Khuyến nông... đã  mở các lớp tập huấn, đào tạo cho bà con kỹ thuật trồng phật thủ theo hướng tập trung. Năm 2010, toàn xã mới chỉ có 20 ha phật thủ, đến nay đã phát triển lên 200 ha”.

Cũng theo ông Đính, với gần 80% hộ dân trong xã trồng phật thủ, ngoài kỹ thuật trồng thì việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng.

Xã đã làm hồ sơ đăng ký công nhận thương hiệu "Phật thủ Đắc Sở". Đồng thời thành lập Hội SXKD phật thủ để các hộ dân có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Hội cũng thường xuyên tham gia các hội chợ nhằm giới thiệu và quảng bá phật thủ Đắc Sở.

"Vì chu kỳ SX chỉ 5 năm nên hiện nay quỹ đất trồng phật thủ trong xã đều đã hết, xã khuyến khích bà con sang các xã lân cận để mở rộng diện tích.

Đến nay bà con trong xã đã thuê hơn 100 ha đất vùng bãi của xã Yên Sở, Tiền Yên (Hoài Đức), Sài Sơn (Quốc Oai) và ở huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ để trồng loại cây này", ông Đính nói.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

9 tấn lợn của 19 hộ chăn nuôi bị tiêu hủy vì dịch tả Châu Phi

QUẢNG NINH 19 hộ chăn nuôi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, thiệt hại gần 9 tấn lợn, ngành thú y Quảng Ninh đang căng mình ứng phó.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất