| Hotline: 0983.970.780

Vị thuốc từ cây É

Thứ Ba 03/04/2012 , 10:49 (GMT+7)

Thân và lá É có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…

Cây É còn gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông…, có tên khoa học là Ocimum basilicum, là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành cây bụi cao từ 0,5-1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5-6cm, rộng 2-3cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả.

Theo các thầy thuốc, bộ phận dùng là cành, lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Toàn cây É có chứa tinh dầu với hàm lượng từ 2,5-3%, có thể đến 5%. Hàm lượng tinh dầu cao nhất vào lúc cây ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75% và nhiều chất khác.

Ngoài ra, cây É còn chứa các polyphenol, flavonoid, thymol, quercetin, acid cafeio, acid rosmarimic. Cây É còn là một loại rau gia vị thơm, ngon nên ngày xưa dùng để tiến vua nên còn có tên là tiến thực. Thân và lá É có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…

Theo y học cổ truyền thì hạt É có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể bằng cách làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè như an thần, chống stress, thông nhuận đường đại tiện, dịu thần kinh, cải thiện mỡ máu, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ các loại bệnh tim mạch, huyết áp cao. Dưới đây là một số vị thuốc từ cây É:

- Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa: Cành lá É phơi khô, cắt nhỏ, 10-20g, hãm nước uống trong ngày.

- Chữa táo bón: Hạt É (5-10g), ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Thêm đường, khuấy đều mà uống.

- Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu: Lá É để tươi (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.

- Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Lá É tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g). Ngậm nhiều lần trong ngày.

- Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt: Tinh dầu É (3-6 giọt), pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.

Các thầy thuốc cũng khuyến cáo: Chỉ dùng hạt É ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật. Ngoài ra, do hạt É khô có tính hút nước mạnh, nên nếu dùng không đủ nước, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột và hạt é có tính nhuận trường cao, phụ nữ có thai không nên dùng.

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Hạnh phúc tuổi trẻ giữa dòng xoáy mưu cầu vật chất

Hạnh phúc tuổi trẻ không phải nháo nhào với danh lợi sôi sục, đó là thông điệp mà triết gia Jiddu Krishnamurti nhắn nhủ chân thành cho những công dân toàn cầu hôm nay.

Khách má hồng cũng đã hết nỗi truân chuyên

Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên không phải câu chuyện thời xa lơ xa lắc, mà vẫn ám ảnh những người phụ nữ bao phen chọn nhầm mối duyên nợ vợ chồng.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất