| Hotline: 0983.970.780

Văn khấn lễ hóa vàng Tết Ất Tỵ 2025

Thứ Năm 30/01/2025 , 09:57 (GMT+7)

Văn khấn hóa vàng tết Ất Tỵ 2025 không chỉ là lời cầu nguyện mà còn mang thông điệp cảm tạ tổ tiên đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cúng hóa vàng là một trong những nghi thức không thể bỏ qua trong mỗi gia đình Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán, thường được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết. Con cháu chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn dâng lên tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời tiễn đưa các cụ về âm giới.

Tiền vàng, đồ dùng bằng giấy mã được dâng cúng mấy ngày Tết sẽ được đốt đi. Đốt vàng mã là hình thức chuyển giao vật chất từ thế giới trần gian xuống cõi âm, giúp tổ tiên được sung túc trong năm mới và phù hộ cho con cháu được bình an, phát đạt. 

Ngoài việc soạn sửa lễ vật, các gia đình cũng cần chuẩn bị bài văn khấn hóa vàng để thực hiện trọn vẹn nghi lễ này.

Văn khấn hóa vàng Tết Ất Tỵ 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con là… tuổi… hiện cư ngụ tại…; thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án, kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cúng hóa vàng là một trong những nghi thức không thể bỏ qua trong mỗi gia đình Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Internet.

Cúng hóa vàng là một trong những nghi thức không thể bỏ qua trong mỗi gia đình Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Internet.

Nghi thức lễ hóa vàng ngày Tết thực hiện như thế nào?

Dưới đây là các bước thực hiện lễ hóa vàng với lòng thành kính để gia đình tiễn đưa tổ tiên một cách trang trọng để cầu một năm mới bình an, thịnh vượng:

Bước 1. Chuẩn bị lễ vật: Các gia đình chuẩn bị đầy đủ lễ vật như trên.

Bước 2. Bày biện mâm cúng: Sắp xếp các lễ vật lên bàn thờ tổ tiên một cách trang trọng và gọn gàng.

Bước 3. Thắp hương và nến: Gia chủ thắp hương và nến, kính cẩn mời tổ tiên và các vị thần linh về thụ hưởng lễ vật.

Bước 4. Đọc văn khấn: Gia chủ đọc bài văn khấn hóa vàng với lòng thành kính, tiễn đưa tổ tiên trở về cõi âm.

Bước 5. Hóa vàng mã: Sau khi hương cháy hết, mang giấy tiền, vàng mã ra nơi an toàn để đốt, thường sử dụng chậu đốt chuyên dụng, đặt ở nơi thoáng mát và xa các vật dễ cháy.

Bước 6. Rắc rượu lên tro: Sau khi hóa vàng xong, gia chủ có thể rắc vài giọt rượu lên tro vàng để tăng thêm sự linh thiêng.

Bước 7. Kết thúc lễ: Thu dọn bàn thờ và mâm cúng, hạ lễ vật để cả gia đình cùng thụ lộc, chia sẻ may mắn và phúc lộc trong năm mới.

Xem thêm
16 tuyển thủ bóng bàn Việt Nam dự giải trẻ Đông Nam Á

16 tuyển thủ bóng bàn Việt Nam dự giải trẻ Đông Nam Á 2025 đã tập trung tại Hà Nội và lên đường dự giải vào ngày 16/4.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp thu vé tham quan

Từ ngày 12/4/2025, người dân và du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cần mua vé với mức giá 40.000 đồng/người/lượt.

Hơn 520 đơn vị và 50 địa phương Việt Nam tham dự ITE HCMC 2025

Hội chợ ITE HCMC 2025 dự kiến thu hút hơn 520 đơn vị triển lãm, 50 địa phương Việt Nam và 240 người mua cao cấp từ hơn 30 quốc gia tham dự.

Khai mạc triển lãm ảnh 'Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng'

Sáng 17/3, Vùng 4 Hải quân khai mạc triển lãm ảnh nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam.