Sáng ngày 21/11 UBND tỉnh Sóc Trăng khai mạc lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng 2018, đây là lễ hội được tổ chức hàng năm thu hút hàng chục ngàn người khắp các tỉnh, thành ĐBSCL đến tham dự, chào mừng lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào dân tộc Khmer.
Giải đua ghe ngo năm nay diễn ra từ ngày 21 - 22/11/2018, trên sông Maspero, thuộc phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tham dự giải năm nay có 51 đội ( trong đó có 41 đội nam và 10 đội nữ) đến từ các địa phương: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP Cần Thơ và đội chủ nhà Sóc Trăng. Nội dung thi đấu loại trực tiếp ở cự ly bơi 1.000m dành cho đội nữ và 1.200m của đội nam.
Hàng vạn người tham gia cổ vũ Lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng 2018
Riêng ngày 22/11 sẽ tranh trận chung kết giải đua ghe Ngo 2018 đã mang lại sự tưng bừng cho hàng triệu khan giả vùng sông nước miền Tây. Theo đó, số vận động viên tham gia thi đấu lên đến hơn 3.600 người (mỗi đội có khoảng 60 tay bơi).
Theo Hòa thượng Tăng Nô - trụ trì chùa Khleang (TP. Sóc Trăng), lễ hội Oóc-om-bóc được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch với tên gọi theo tiếng Việt là “Lễ cúng trăng” thể hiện lòng biết ơn vị Thần mặt trăng đã phù hộ một mùa vụ bội thu và cho sự ấm no của nhân gian...
Một trong những phần hội không thể thiếu là đua ghe Ngo một dạng ghe đặc biệt, được xem là vật thiêng chỉ được dùng để đua của dân tộc Khmer. Ghe Ngo là thuyền độc mộc làm bằng thân gỗ cây sao nguyên vẹn được khoét phần ruột do nghệ nhân và các sư chùa Khmer cùng làm. Chiều dài từ 25 - 30m, mỗi ghe Ngo có 20 đến 40 khoang, chứa được khoảng 22 - 25 cặp tay bơi. Đua ghe ngo là phần hội của lễ hội Oóc Om Bóc, là nghi thức thức tiễn nước sau mùa gieo trồng, chào mừng vụ mùa bội thu, là ngày hội thể thao, biểu tượng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Báo NNVN vừa ghi nhận tại lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng năm 2018:
LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cần có giải pháp thay đổi tư duy bảo vệ rừng, trồng rừng để không chỉ giữ được cảnh quan đô thị xanh mà còn tạo nền tảng tham gia thị trường tín chỉ carbon.
ĐẮK LẮK Vườn quốc gia Chư Yang Sin phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tổ chức thả 11 loài, với 24 cá thể động vật rừng quý hiếm về môi trường tự nhiên.
Đồng Tháp Vườn quốc gia Tràm Chim hoàn tất chuẩn bị, sẵn sàng đón 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên trở lại, khởi đầu hành trình phục hồi loài chim quý ở Đồng Tháp Mười.
Vườn Quốc gia Bạch Mã sẽ cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đúng theo Đề án được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt.
Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.
QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.
TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.