NINH THUẬN Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Vụ xuân 2022, hơn 2 ha giống cao lương VFS99 gieo trồng tại Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã thu hút sự tò mò của khách tham quan ngay từ đầu vụ.
Thu hoạch sinh khối cao lương VFS99. Ảnh: Bách Phong.
Theo nhận xét của cán bộ kỹ thuật thuộc Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, qua 3 vụ sản xuất liên tiếp, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh. Năng suất sinh khối ở thời kỳ chín sáp thu hoạch cuối tháng 4/2022 đạt 55,5 tấn/ha, với giá được thu mua tại ruộng 1.000 đ/kg đã mang lại hiệu quả thực sự cho người sản xuất.
Hình thái cao lương giai đoạn đầu khá giống cây ngô, ngoại trừ có sự khác biệt là là khả năng đẻ từ 2 - 3 nhánh/cây để tự tạo quần thể mật độ dày. Giống cao lương VFS99 có khả năng chống hạn và hồi phục nhanh ở giai đoạn cây con; bông mang hoa lưỡng tính tự thu, dễ đậu hạt kể cả khi thời tiết khô nóng. Những đặc tính này giúp cho phép gieo trồng cao lương quanh năm, không phụ thuộc chặt chẽ vào tính thời vụ.
Nhiều người dân tới xem thu hoạch cao lương lấy hạt. Ảnh: Bách Phong.
Trước câu hỏi liệu trồng cao lương ở Việt Nam có thích hợp không? Thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn (Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố) cho biết: Cao lương không phải là cây trồng bản địa. Để trồng thành công, cần phải hiểu thêm một số vấn đề về cây trồng này như: Bình thường là cây cảm ôn, nhưng khi gieo trong tháng 7 thì lại phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn. Cây cao tới 4m, ra hoa sau khoảng ngày 10 tháng 10 có thể cho năng suất sinh khối lên tới 100 tấn/ha nhưng lại rất dễ bị đổ ngã.
Hạt cao lương đặc biệt hấp dẫn các loại chim đến ăn khi sắp thu hoạch. Việc xác định thời điểm thu hoạch phải tùy vào mục đích sử dụng; xác định khi nào nên để thêm vụ tái sinh và kỹ thuật ra sao... cũng là vấn đề cần phải có thêm nghiên cứu để có thể đưa cây cao lương ra sản xuất hiệu quả ở nước ta.
Cây cao lương VFS99 có thể cao tới 4 m nếu gieo trồng trong tháng 7. Ảnh: Bách Phong.
Cũng theo Thạc sỹ Nguyễn Văn Sơn, sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng, thu hoạch và sử dụng các giống cao lương VFS99, OPV88 và Latte. "Chúng tôi tự tin khuyến cáo bổ sung cây cao lương vào cơ cấu cây trồng sinh khối và sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn cụ thể", Thạc sỹ Sơn khẳng định.
Được biết, giống cao lương mới VFS99 được Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed) chọn tạo từ nguồn vật liệu trong nước và cung ứng hạt giống với giá cạnh tranh. Gần đây, Công ty này đang tiếp tục tiếp nhận thêm giống ngô sinh khối MN2 và giống ngô lưỡng dụng QT55.
Viên nén nhiên liệu đốt sản xuất thử từ nguyên liệu cỏ do Vietseed triển khai. Ảnh: Bách Phong.
Với những kết quả nghiên cứu khoa học về cây trồng sinh khối, mới đây, Vietseed đã được Sở KH-CN TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa Học và Công nghệ số 85/DNKHCN ngày 15/03/2022.
Phát huy lợi thế và kinh nghiệm đó, Vietseed đang mở rộng nghiên cứu theo hướng cây trồng năng lượng với sự hợp tác của một số tập đoàn lớn. Trong đó bao gồm các nghiên cứu về cây cao lương cho mục đích chiết xuất cồn sinh học, rượu Whisky và rượu ngũ lương; các nghiên cứu về cây cỏ VS-19, Tân Ghi nê-VS để sản xuất nhiên liệu đốt sinh khối đang được tập trung triển khai ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
TP.HCM Công nghệ truy xuất nguồn gốc đang trở thành 'lá chắn' hiệu quả, giúp doanh nghiệp chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.
BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.
THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.
Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…
Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…
QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.
LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.
TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.