| Hotline: 0983.970.780

Trăn trở nghề nuôi ốc hương

Thứ Hai 09/01/2017 , 14:05 (GMT+7)

Từ năm 2000 đến nay, nghề nuôi ốc hương ở nước ta phát triển nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân ven biển. Đồng thời đã thay thế và sử dụng hiệu quả những ao nuôi tôm bỏ hoang, kém hiệu quả.

09-29-18_nghe-nuoi-oc-huong-pht-trien-mng-li-thu-nhp-co-cho-nguoi-nuoi-tuy-nhien-con-nhieu-bt-cp
Nghề nuôi ốc hương đem lại thu nhập cao
 

Tuy nhiên do phát triển mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên đã phát sinh nhiều bất cập về dịch bệnh và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 

Phát triển nóng

Năm 2000, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III) triển khai đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật SX giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương” thành công và chuyển giao công nghệ cho các địa phương. Đến năm 2015, nghề SX ốc hương đã phát triển rộng khắp các tỉnh ven biển, đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm. Trong đó Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có sản lượng SX giống chiếm hơn 90% tổng sản lượng SX của cả nước. Năm 2012, sản lượng ốc hương SX được hơn 1,5 tỷ con giống/năm và năm 2016 đạt trên 2,5 tỷ con giống/năm.

Cùng với công nghệ SX, nghề nuôi ốc hương cũng phát triển rất nhanh. Theo ThS. Nguyễn Văn Hà, Viện III, từ diện tích chưa đến 10ha năm 2003, đến nay tổng diện tích nuôi ốc hương trên cả nước ước tính hơn 1.000ha. Về hình thức nuôi, chủ yếu nuôi trong ao và nuôi đăng lồng trên biển. Trong đó nuôi ốc hương trong ao nhanh chóng trở thành hình thức nuôi chính chiếm tới 95% tổng diện tích. Riêng con giống thả nuôi thương phẩm có kích cỡ nhỏ, dao động từ 25.000 -30.000 con/kg.

09-29-18_oc-huong-co-gi-tri-khi-con-song
Nghề nuôi ốc hương đem lại thu nhập cao
 

Để chăm sóc ốc hương trong quá trình nuôi và thu hoạch các cơ sở đã sử dụng cơ giới hóa (máy đa năng) làm giảm ô nhiễm nền đáy ao, chi phí sản xuất và rủi ro trong quá trình nuôi… Ngoài ra, phát triển nuôi ốc hương theo hướng thâm canh đã nâng cao năng suất và tăng sản lượng đáng kể góp phần hoàn thiện công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm.

Theo thống kê cho thấy sản lượng ốc hương nuôi thương phẩm tăng liên tục trong những năm qua. Với năng suất trung bình đạt từ 5 - 10 tấn/ha, tổng sản lượng nuôi thương phẩm hiện nay ước đạt trên 105.000 tấn/năm. Lợi nhuận của nghề SX giống và nuôi thương phẩm ốc hương đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn ven biển...
 

Nhiều bất cập

Cũng như các đối tượng nuôi khác như tôm, cá… do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch nên hàng  năm dịch bệnh trên ốc hương diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Ước tính hàng năm thiệt hại lên đến vài trăm ha. Nhiều hộ dân mất trắng rơi vào cảnh nợ nần.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện III, hiện ốc hương thường gặp các bệnh như sưng vòi, đơ chân, hoại tử mang và bệnh ốc chui ra khỏi vỏ... Nguyên nhân do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm... gây ra. Tuy nhiên tác nhân chính gây ra tình trạng ốc chết hàng loạt bùng phát thành dịch trong SX giống và nuôi thương phẩm cho đến nay vẫn chưa xác định được, cần phải nghiên cứu tiếp và không loại trừ khả năng do vi rút.

09-29-18_thu-hoch-oc-huong
Nghề nuôi ốc hương đem lại thu nhập cao
 

Về thị trường tiêu thụ ốc hương thương phẩm, theo người nuôi còn rất hạn chế, chủ yếu xuất bán hàng sống sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên thị trường này không ổn định, cụ thể nếu như đầu năm 2016 giá ốc hương được thu mua trên 220.000 đ/kg, nhưng giữa năm giả chỉ còn 150.000 đ/kg và vào thời điểm mùa mưa chỉ còn 120.000đ/kg.

Mặt khác, ốc hương chỉ có giá trị cao khi bảo quản được ốc sống đến nơi tiêu thụ. Trong khi đó trên thị trường hiện nay vẫn chưa có các sản phẩm ốc hương đã qua chế biến, sơ chế để chủ động phân phối và lưu thông, giảm thất thoát trong quá trình vận chuyển và nuôi.

Để nghề nuôi ốc hương phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT cần sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về SX giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cũng như những định hướng phát triển nghề nuôi ốc hương và quy hoạch lại vùng nuôi. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về bệnh trên ốc hương và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu các mô hình nuôi bền vững; nghiên cứu chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu ốc hương thương phẩm.

 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất