| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang phấn đấu có 29.500ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thứ Sáu 07/06/2024 , 08:30 (GMT+7)

Tiền Giang phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 22.103ha và đến năm 2030 là 29.500ha.

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Đề án) đến năm 2030. 

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 22.103ha và đến năm 2030 là 29.500ha. Ảnh: Minh Đảm.

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh đến năm 2025 là 22.103ha và đến năm 2030 là 29.500ha. Ảnh: Minh Đảm.

Theo đó, Đề án nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội. Bên cạnh đó, xác định các hoạt động cụ thể, cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Ngoài ra, Đề án còn thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định các hợp tác xã nhằm đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết lúa - gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Cụ thể, Đề án phấn đấu diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao toàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 là 22.103ha, có 45 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức nông dân tham gia và đến năm 2030 là 29.500ha.

Ông Đặng Văn Tung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, huyện đăng ký Đề án với diện tích 3.300ha. Các HTX đã đăng ký tham gia đến thời điểm này là HTX Hậu Mỹ, HTX Mỹ Trinh, HTX Mỹ Quới. Đến thời điểm hiện tại, bà con nông dân và các doanh nghiệp liên kết đang rất phấn khởi chuẩn bị triển khai Đề án.

Ông Nguyễn Văn Nguyền, Giám đốc HTX Nông nghiệp Kinh doanh tổng hợp Thiên Hộ (xã Hậu Mỹ Bắc, huyện Cái Bè) cho hay: Thời gian qua, HTX liên kết với bà con trong vùng khoảng 200ha sản xuất các giống lúa chất lượng cao như OM5451, Đài thơm 8, OM18… Bà con địa phương đã có kinh nghiệm trồng lúa với các kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, VietGAP nên rất thuận lợi để HTX đăng ký tham gia Đề án.

Cần vận động bà con nông dân hiểu rõ về Đề án và gắn kết chặt chẽ, bền vững trong chuỗi giá trị. Ảnh: Minh Đảm.

Cần vận động bà con nông dân hiểu rõ về Đề án và gắn kết chặt chẽ, bền vững trong chuỗi giá trị. Ảnh: Minh Đảm.

Còn ông Lê Văn Hưng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thanh Nam (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cũng cho biết: Kể từ năm 2009, HTX đã sản xuất lúa theo chuẩn GlobalGAP với diện tích 100ha. Trong quản lý sâu bệnh hại, HTX luôn áp dụng theo quy trình sản xuất an toàn, chú trọng sử dụng các sản phẩm hữu cơ, sinh học để chăm sóc cây lúa nên rất sẵn sàng tham gia Đề án.

“Bà con thành viên rất đồng tình tham gia Đề án nên HTX đăng ký tham gia với diện tích 200ha. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đã chuyển đổi sản xuất sang hướng hữu cơ. Hiện, HTX đã tham gia đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ và chờ đơn vị đánh giá cấp chứng nhận”, ông Hưng chia sẻ thêm.

Ông Châu Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Kinh doanh HK Green (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) - doanh nghiệp đang thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo tại Tiền Giang chia sẻ: "Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL rất thiết thực cho bà con nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này thành công, tôi nghĩ cần vận động bà con nông dân hiểu rõ về Đề án và gắn kết chặt chẽ, bền vững trong chuỗi giá trị". 

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang đã đề ra các giải pháp thực hiện Đề án, bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu gạo, cơ giới hóa, liên kết tiêu thụ lúa và thông tin truyền thông.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh: “Có 3 nội dung cần thực hiện của Đề án. Đầu tiên là quản lý diện tích sản xuất, tuyên truyền, vận động người dân cam kết diện tích sản xuất. Thứ hai, các huyện lập dự thảo, xây dựng kế hoạch thực hiện của huyện. Cuối cùng, củng cố nâng cao năng lực quản lý của hợp tác xã”.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 1]  Áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tiễn

Những kiến thức từ các lớp tập huấn được người dân tiếp thu, vận dụng vào quá trình nuôi trồng thủy sản của gia đình, giúp gia tăng hiệu quả hơn trước.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.