| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: 98,8% cử tri tán thành chủ trương sáp nhập tỉnh

Thứ Ba 29/04/2025 , 11:19 (GMT+7)

Kết quả lấy ý kiến của 475.032 (chiếm 99,7% số cử tri) có 470.756 cử tri Tiền Giang tán thành chủ trương sáp nhập tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp (tỷ lệ 98,8%).

Ngày 29/4, HĐND tỉnh Tiền Giang Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền. Ảnh: Minh Đảm.

Ngày 29/4, HĐND tỉnh Tiền Giang Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách thuộc thẩm quyền. Ảnh: Minh Đảm.

Các đại biểu đã tập trung xem xét, tán thành, thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo chủ trương của Trung ương và hướng dẫn của Chính phủ.

Đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo tờ trình của UBND tỉnh Tiền Giang, trước khi sắp xếp tỉnh có 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 135 xã, 21 phường, 8 thị trấn. Sau sắp xếp, tỉnh còn 57 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 13 phường, 44 xã. UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai công tác lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Kết quả có 98,69% cử tri tán thành chủ trương.

Đối với việc sáp nhập tỉnh, tờ trình của UBND tỉnh nêu sáp nhập tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, lấy tên là Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. Sau sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp sẽ có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2, quy mô dân số hơn 4,2 triệu người và 102 đơn vị hành chính cấp xã. Nơi đặt trung tâm hành chính chính trị là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang hiện nay. Kết quả lấy ý kiến của 475.032 (chiếm 99,7% số cử tri) có 470.756 cử tri tán thành chủ trương (tỷ lệ 98,8%).

Đại biểu tán thành nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết sáp nhập tỉnh Tiền Giang với tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đảm.

Đại biểu tán thành nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết sáp nhập tỉnh Tiền Giang với tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Minh Đảm.

Ngoài ra, các đại biểu còn xem xét thông qua một số chính sách quan trọng khác nhằm kịp thời điều chỉnh và đảm bảo quyền lợi về chế độ, chính sách của đối tượng được thụ hưởng khi thực hiện nhiệm vụ. Xem xét 7 nghị quyết liên quan đến việc điều chỉnh sửa đổi kế hoạch đầu tư công năm 2025, thông qua danh mục một số công trình, dự án trọng điểm để đảm bảo kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ. Thực hiện quy trình miễn nhiệm ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền, đảm bảo sự điều hành thông suốt của UBND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm
Việt Nam - Nhật Bản nhất trí ký kết Tầm nhìn trung, dài hạn về hợp tác nông nghiệp

Tại cuộc hội đàm giữa 2 Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản, hai bên nhất trí ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2025 - 2030.

Nông nghiệp và môi trường chuyển mình cùng cải cách hành chính

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025, với trọng tâm mạnh mẽ là cải cách thủ tục hành chính.