Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 10/5/2025 12:15 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Sau sắp xếp, Bình Định còn 58 đơn vị hành chính cấp xã

Thứ Ba 22/04/2025 , 16:35 (GMT+7)

Tại Hội nghị Tỉnh ủy Bình Định (phiên bất thường), 46/46 đại biểu thống nhất với đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định và đơn vị cấp xã của Bình Định.

Tại hội nghị, 46/46 đại biểu thống nhất với đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định và đề án sắp xếp đơn vị cấp xã của tỉnh Bình Định.

Theo đề án, tỉnh Bình Định sẽ sáp nhập với tỉnh Gia Lai, lấy tên là tỉnh Gia Lai và đặt trung tâm chính trị-hành chính tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định hiện nay. Đối với đề án sắp xếp đơn vị cấp xã, toàn tỉnh Bình Định còn 58 đơn vị hành chính gồm 41 xã và 17 phường; giảm 97 đơn vị hành chính, gồm 74 xã, 11 phường và 12 thị trấn; tỷ lệ giảm là 62,58%.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho biết qua khảo sát, nhiều người dân còn chưa thống nhất với tên gọi của xã mới sáp nhập, nhiều người muốn giữ lại các tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức của nguười dân  như: Tam Quan, Bồng Sơn, Quy Nhơn, Phú Phong… Một số ý kiến thì cho rằng việc đặt trụ sở hành chính chưa trung tâm, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại làm giấy tờ…

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đề nghị các sở, ban, ngành và thành phố Quy Nhơn thống kê lại cơ sở hạ tầng, xây dựng kế hoạch để đảm bảo chỗ làm việc, nơi công tác cho cán bộ sau khi sáp nhập, đồng thời xây dựng phương án kế hoạch đi lại cho cán bộ công tác xa nhà.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, báo cáo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, báo cáo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã tại hội nghị. Ảnh: V.Đ.T.

Đối với phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, theo ông Hồ Quốc Dũng, tỉnh Bình Định giao việc đặt tên xã cho chính quyền địa phương cấp huyện; lãnh đạo chính quyền địa phương có toàn quyền quyết định; do đó, thời gian còn rất ít, Ban Thường vụ các huyện cần phải suy nghĩ, hỏi ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, người có uy tín để tìm ra cách đặt tên tốt nhất.

“Đây là trách nhiệm lớn lao đối với lịch sử, cách đặt tên hôm nay sẽ truyền lại cho nhiều thế hệ sau này, nên không thể đặt tên một cách đại khái mà cần phải hết sức thận trọng và có trách nhiệm”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng chia sẻ.

Bí thư Thị ủy Hoài Nhơn Phạm Trương phát biểu thảo luận về cách đặt đơn vị hành chính cấp phường tại địa phương. Ảnh: V.Đ.T.

Bí thư Thị ủy Hoài Nhơn Phạm Trương phát biểu thảo luận về cách đặt đơn vị hành chính cấp phường tại địa phương. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Dũng cũng yêu cầu cần phải lựa chọn lại trụ sở hành chính một cách phù hợp đối với những xã đặt trung tâm hành chính xa, lệch về một phía. Việc chọn trụ sở trung tâm hành chính xã mới cần phải trung tâm, sát dân và thuận lợi để người dân và cán bộ đi lại.

Trước đó, trong hai ngày 19 và 20/4, tỉnh Bình Định đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về sắp xếp 58 đơn vị hành chính và việc sáp nhập tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Định thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai.  Kết quả, có hơn 98% cử tri tham gia ý kiến đồng ý.

Xem thêm
Tăng thuế thuốc lá cao và tăng thường xuyên là 'chính sách cùng thắng'

Việc tăng thuế thuốc lá cao và tăng thường xuyên là 'chính sách cùng thắng', trong bảo vệ sức khỏe người dân và trong tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Rừng Cần Giờ - Nửa thế kỷ hồi sinh

Ngồi trên chiếc ca nô của lực lượng kiểm lâm, lướt trên sông Lòng Tàu mềm như dải lụa, len lỏi giữa những cánh rừng ngập mặn, tôi thầm thốt lên: 'Đúng là kỳ tích'.