| Hotline: 0983.970.780

Xã Bát Tràng giữ nguyên tên sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ Hai 21/04/2025 , 15:29 (GMT+7)

HÀ NỘI Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm đã triển khai việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Tại hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân, ông Nguyễn Việt Hà - Bí thư Huyện uỷ Gia Lâm cho biết, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố, Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 3935-QĐ/HU ngày 18/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện việc sáp nhập, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 thành viên; ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ về việc triển khai thực hiện việc sáp nhập, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Việt Hà - Bí thư Huyện ủy Gia Lâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Ông Nguyễn Việt Hà - Bí thư Huyện ủy Gia Lâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Thực hiện Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2023–2025, huyện Gia Lâm đã triển khai việc điều chỉnh địa giới và hợp nhất một số đơn vị hành chính trên địa bàn.

UBND thành phố Hà Nội đã thông qua phương án sắp xếp lại 17 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Gia Lâm, đồng thời tiến hành thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở mới. Trong đó, đơn vị hành chính cơ sở Gia Lâm được hình thành với diện tích tự nhiên 21,33km², quy mô dân số đạt khoảng 56.480 người.

Địa giới hành chính gồm phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Trâu Quỳ và các xã Kiêu Kỵ, Dương Xá, Cổ Bi (Gia Lâm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thạch Bàn (Long Biên) và các xã Đặng Xá, Phú Sơn, Đa Tốn, Bát Tràng (Gia Lâm). Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lâm.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Đơn vị hành chính cơ sở Phù Đổng có diện tích tự nhiên 44,50km², quy mô dân số 117.833 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Yên Thường, Yên Viên, Thiên Đức, Ninh Hiệp, Phủ Đổng và thị trấn Yên Viên; một phần diện tích tự nhiên, dân số của các xã: Cổ Bi, Đặng Xá. Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Thiên Đức.

Đơn vị hành chính cơ sở Thuận An có diện tích tự nhiên 32,53km², quy mô dân số 86.137 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Lệ Chi, Dương Quang; phần lớn diện tích tự nhiên, dân số các xã: Phú Sơn, Đặng Xá, Cổ Bi; một phần diện tích tự nhiên, dân số xã Dương Xá. Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chỉ trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Đặng Xá.

Đơn vị hành chính cơ sở Bát Tràng có diện tích tự nhiên 22,15km², quy mô dân số 58.652 người. Địa giới hành chính bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Kim Đức; phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã: Bát Tràng, Đa Tốn; một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã: Cự Khối, Thạch Bàn (Long Biên); thị trấn Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ (Gia Lâm). Dự kiến trụ sở của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại trụ sở: Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Bát Tràng.

Đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Trường.

Tại hội nghị, lãnh đạo huyện Gia Lâm và phòng chuyên môn huyện đã trả lời, làm rõ vấn đề một số đại biểu nêu ý kiến, băn khoăn, thắc mắc về căn cứ để đặt tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã; tiêu chí để hiệu chỉnh ranh giới các đơn vị hành chính, kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân…

Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà cũng đề nghị các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn cần tập trung thực hiện tốt việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện; chuẩn bị tư liệu ngắn gọn, rõ ràng về phần của huyện Gia Lâm và có bản đồ. Cấp xã cần triển khai kế hoạch bảo đảm đúng, đủ quy trình, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

‘Giải nhiệt’ hóa đơn điện, mở đường cho năng lượng sạch

TP.HCM Nghị định 56-57-58 đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho điện mặt trời mái nhà, mở ra cơ hội giảm chi phí điện, thúc đẩy năng lượng sạch, hướng đến Net Zero.

Thanh Hóa đảm bảo thu gom xử lý chất thải y tế

Việc xử lý chất thải nguy hại được ngành y tế Thanh Hóa chú trọng nhằm giảm thiểu tác động tới sức khỏe và môi trường.

Việt Nam có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi?

Với tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần sớm xác định được vùng ưu tiên đầu tư nhằm tạo ra đột phá về năng lượng tái tạo.

Phát triển xanh và bền vững phải trở thành lối sống của từng người dân

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn, phát triển xanh và bền vững phải trở thành lối sống của từng người dân.