| Hotline: 0983.970.780

Tích hợp yếu tố xã hội vào giá trị nông sản, câu chuyện của Nestlé

Thứ Năm 10/04/2025 , 18:36 (GMT+7)

Doanh nghiệp đề cao sự công bằng, bình đẳng khi tích hợp yếu tố xã hội trong chiến lược phát triển doanh nghiệp bền vững.

Yếu tố xã hội đề cao sự bình đẳng

Hội thảo “Đẩy mạnh yếu tố xã hội trong ESG” sáng 10/4 ghi nhận sự đồng thuận từ nhiều doanh nghiệp rằng yếu tố xã hội trong các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị) không phải là một phần thêm vào, mà chính là nền tảng cấu thành chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực gắn liền với cộng đồng như nông nghiệp và môi trường.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Giám đốc Quan hệ công chúng, Nestlé Việt Nam nhấn mạnh rằng yếu tố xã hội trong ESG (Environmental - Social  Governance: môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị) không thể đến từ bên ngoài nếu như chưa bắt đầu từ chính bên trong tổ chức. Điều đó có nghĩa là tạo dựng một môi trường làm việc công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, và đặc biệt, thúc đẩy bình đẳng giới là những điều kiện tiên quyết.

Nestlé đặc biệt chú trọng đến yếu tố xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Ảnh: Market Times.

Nestlé đặc biệt chú trọng đến yếu tố xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Ảnh: Market Times.

Không dừng lại ở nội bộ tổ chức, Nestlé cũng chủ động mở rộng tác động xã hội thông qua các chương trình đồng hành cùng thế hệ trẻ như “NestGen”. Đây là một nền tảng đào tạo kết hợp giữa học tập trực tuyến và cơ hội thực tiễn, giúp người trẻ thích nghi với thị trường lao động ngày càng biến động. Đồng thời, trong chuỗi cung ứng, Nestlé cũng cam kết mạnh mẽ với các tiêu chuẩn về lao động công bằng, bảo vệ môi trường và chống phá rừng, thể hiện qua việc được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng Forest 500 năm 2023.

Khi nói đến yếu tố xã hội, điều đầu tiên Nestlé nhìn nhận là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, với cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động, cũng như với khách hàng và toàn bộ hệ sinh thái liên quan.

Tập đoàn Nestlé có những nguyên tắc, quy định rõ ràng cùng hệ thống giám sát, báo cáo để đảm bảo thực hành đúng những cam kết này. Theo đó, Nestlé coi việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh là ưu tiên hàng đầu, trong đó đề cao yếu tố bình đẳng giới.

Nestlé đã đưa ra những cam kết cụ thể và duy trì hệ thống giám sát để đảm bảo các giá trị cốt lõi được thực thi. Với tỷ lệ phụ nữ chiếm 50% trong Ban Giám đốc và vượt 50% ở các vị trí quản lý cấp cao, Nestlé không chỉ tạo điều kiện công bằng trong nội bộ mà còn chủ động xây dựng thế hệ lãnh đạo nữ trong các lĩnh vực kỹ thuật - nơi vốn thường xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới. Bằng cách tiếp cận sinh viên nữ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đầu tư vào các chương trình phát triển kỹ năng, Nestlé đang kiến tạo một thế hệ nhân sự nữ tự tin, chủ động và có năng lực lãnh đạo tương lai.

Với tư cách là một tập đoàn dinh dưỡng và thực phẩm hàng đầu thế giới, Nestlé cũng đặc biệt chú trọng đến yếu tố xã hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Năm 2023, Nestlé được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá như Forest 500 - nơi ghi nhận các nỗ lực chống phá rừng, xói mòn đất, bảo vệ môi trường cũng như thực hành lao động công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là minh chứng cho những đóng góp tích cực của doanh nghiệp không chỉ trong hoạt động nội bộ mà còn trong hợp tác với các đối tác bên ngoài.

Thay đổi cách tiếp cận đối với cộng đồng 

Bà Lê Thị Hoài Thương, Giám đốc Quan hệ công chúng, Nestlé Việt Nam (thứ hai từ trái sang) và bà Trần Thị Thu Trang, Chủ tịch Hanel PT (thứ ba từ trái sang) chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Giám đốc Quan hệ công chúng, Nestlé Việt Nam (thứ hai từ trái sang) và bà Trần Thị Thu Trang, Chủ tịch Hanel PT (thứ ba từ trái sang) chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Linh Linh.

Giới thiệu về dự án “Sạch Việt Nam” của Hanel PT, một sáng kiến nhằm cải tạo đất ở các vùng cao, nơi người dân nông thôn phải đối mặt với đất bạc màu, hóa chất và môi trường canh tác kém bền vững, bà Trần Thị Thu Trang, Chủ tịch Hanel PT cho biết: Khi đất được cải tạo, người nông dân không còn phụ thuộc vào hóa chất, họ có thể tự trồng trọt, tự tạo thu nhập, và có khả năng chủ động chăm lo cho gia đình.

“Giá trị xã hội không nằm ở chỗ chúng ta cho người khác cái gì và chúng ta đang làm gì, mà là cách chúng ta đang ứng xử với bình đẳng xã hội như thế nào thông qua sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp”, bà Trang nói.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.