Thứ Sáu, 4/7/2025 16:12 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thử nuôi chạch sụn, nông dân Hà Tĩnh lãi khá ngay vụ đầu

Chủ Nhật 06/08/2023 , 18:10 (GMT+7)

Cá chạch sụn được thị trường khá ưa chuộng. Ngoài cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh, nhiều lái buôn, người tiêu dùng còn tìm đến tận nhà để hỏi mua.

Anh Nguyễn Hữu Trung ở thôn Bình Vinh, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã thử nghiệm nuôi chạch sụn thương phẩm, sau hơn 4 tháng nuôi, sản lượng đạt hơn 2,5 tấn, thu lãi hơn trăm triệu đồng.

Trước đây, phần diện tích hơn 3 sào của gia đình anh chủ yếu trồng lúa, nuôi các loại cá truyền thống nhưng kém hiệu quả. Vì vậy, anh Trung đã luôn trăn trở, tìm tòi, chọn con giống thủy sản đặc sản mới về thả nuôi. 

Ao nuôi cá chạch sụn thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Hữu Trung. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ao nuôi cá chạch sụn thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Hữu Trung. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Qua tìm hiểu nhận, anh thấy chạch sụn có thịt thơm ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao, thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả ổn định. Hơn nữa, chạch thích ứng với đa dạng môi trường sống, rất dễ nuôi. Trong vùng lại chưa có hộ gia đình nào nuôi chạch sụn nên anh đã bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi loại con mới này.

Nghĩ là làm, sau khi đi học hỏi kinh nghiệm từ các trại nuôi chạch sụn thành công ở Hà Nam, đầu tháng 2/2023, anh Trung đã quyết định mua gần 20 vạn con giống, trọng lượng 5.000 con/kg về thả nuôi trên diện tích hơn 1.000m2. Sau hơn 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống của chạch sụn đạt trên 80%, trọng lượng đạt 40 - 50 con/kg, sản lượng ước đạt hơn 2,5 tấn. Với giá bán 100.000 đồng/kg, mang lại cho anh Trung nguồn thu 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, đạt lợi nhuận gần 120 triệu đồng.

Chia sẻ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chạch sụn, anh Trung cho biết, đầu tiên phải tuyển chọn những con giống đảm bảo chất lượng, có kích cỡ đồng đều, không bị bệnh. Trước khi thả giống, ao nuôi phải diệt hết các loại cá tạp, tránh tranh thức ăn của chạch.

Nuôi cá chạch sụn trong ao không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải đầu tư chăm sóc tốt theo đúng quy trình mới có thể thành công. Theo đó, khác với cá chạch ta thường sinh sống dưới bùn, cá chạch sụn có tập tính nổi lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn nên khá thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Sau 4 tháng nôi, chạch sụn sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng đạt hơn 2,5 tấn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sau 4 tháng nôi, chạch sụn sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng đạt hơn 2,5 tấn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên quá trình nuôi chạch sụn không quá vất vả, chỉ cần lưu ý cho ăn đúng giờ. Cá có tập tính ăn chủ yếu vào ban đêm nên cho ăn từ 1 đến 2 lần/ngày và chủ yếu vào chiều tối. Thức ăn chính của cá chạch sụn là cám gạo và thức ăn phù du. Yêu cầu quan trọng nhất trong nuôi thả chạch sụn là phải đảm bảo về yếu tố môi trường, nguồn nước và chất lượng nước để cá phát triển ổn định.

Mực nước thích hợp để chạch sụn sinh trưởng và phát triển ổn định là từ 1,2 - 1,5m. Tùy từng thời điểm sinh trưởng để cung cấp lượng thức ăn phù hợp, không để thức ăn dư thừa làm thay đổi môi trường ao nuôi.

Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp bảo vệ cá chạch sụn, đặc biệt trước các loài chim, chuột... săn mồi vào ban đêm. Để ngăn các loài chim săn cá, gia đình anh Trung chọn giải pháp lắp hệ thống lưới vây, đồng thời tích cực săn bắt chuột khu vực xung quanh ao.

Anh Trung cho biết hiện nay, cá chạch sụn được thị trường khá ưa chuộng. Vì vậy ngoài cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh, nhiều lái buôn, người tiêu dùng còn tìm đến tận nhà để hỏi mua.

Theo ông Nguyễn Thiên Toàn, chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, qua khảo sát tại mô hình nuôi cá chạch sụn của gia đình anh Nguyễn Hữu Trung nhận thấy cá phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đồng đất, dòng nước cũng như khí hậu của địa phương.

Xã đang có kế hoạch sau khi mô hình anh Trung xuất bán cho kết quả, năng suất cao như dự kiến sẽ tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những hộ có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện để nhân rộng.

 

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất