| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa nhiều chính sách để kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp

Thứ Sáu 11/04/2025 , 16:09 (GMT+7)

Để triển khai Luật Bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm ở các Khu công nghiệp.

Nhiều nguồn gây ô nhiễm khu công nghiệp

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Thanh Hóa có 1 khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn, 4/8 KCN đang hoạt động và 45 CCN được thành lập. KKT Nghi Sơn và các KCN hiện nay đã thu hút được 721 cơ sở, doanh nghiệp vào hoạt động. Việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các KKT, KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc với sự tham gia, phối hợp của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Quan trắc môi trường trên sông Mã. Ảnh: Văn Dũng.

Quan trắc môi trường trên sông Mã. Ảnh: Văn Dũng.

Đối với các KCN ngoài KKT Nghi Sơn, trong số 4 KCN đang hoạt động hiện có 2 KCN đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đó là KCN Lễ Môn và KCN Bỉm Sơn.

Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao gồm khí thải từ nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất xi măng, lò sấy bột cá; khí thải từ đốt rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại từ nhà máy xử lý chất thải rắn và nguồn khí thải từ hoạt động của lò hơi bằng nhiên liệu hóa thạch, dầu DO, HFO… phục vụ hoạt động sản xuất cho các cơ sở. Ngoài ra, còn có nguồn phát sinh bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải trên các tuyến đường.

Kiểm soát chặt chất lượng môi trường

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai nhiều giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về môi trường theo đúng định hướng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Sở Nông nghiệp và Môi trường định kỳ hằng năm xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nội dung biện pháp thực hiện được đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào nhóm cơ sơ sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Thông qua kiểm tra, Sở đã nhắc nhở, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và xử lý, kiến nghị xử lý các vi phạm; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở đang hoạt động đầu tư cải tạo, bổ sung đối với các công trình xử lý môi trường còn thiếu hoặc xuống cấp nhằm tăng cường hiệu quả xử lý chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.

Giám sát hệ thống quan trắc môi trường tự động. Ảnh: Văn Dũng

Giám sát hệ thống quan trắc môi trường tự động. Ảnh: Văn Dũng

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ; xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn đến năm 2030; kiểm soát chất lượng môi trường không khí, kiểm soát các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, y tế và các loại chất thải khác; quản lý và kiểm soát nguồn thải, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, thu hồi năng lượng và nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác (từ phụ phẩm nông nghiệp); triển khai các dự án giảm nhẹ phát thải khí thải nhà kính; bước đầu kiểm soát nguồn phát thải khí nhà kính và xây dựng cơ sở dữ liệu về tín chỉ cac-bon.

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh với tần suất 6 lần/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện thường xuyên, đảm bảo tiến độ, kịp thời phản ánh hiện trạng chất lượng môi trường, đánh giá, dự báo xu hướng biến đổi chất lượng môi trường trong thời gian tới làm cơ sở cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường. Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại các khu đô thị, KCN, CCN, làng nghề mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực.

Việc đầu tư đổi mới công nghệ xử lý khí thải công nghiệp cũng đã được các cơ sở quan tâm thực hiện; đặc biệt là tại các nhà máy xi măng đang áp dụng công nghệ sản xuất lò quay phương pháp khô có hệ thống trao đổi nhiệt, là công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến và thông dụng nhất hiện nay; các thiết bị chính, quan trọng, như: lò nung, máy nghiền.... Hệ thống quan trắc theo dõi, giám sát khí thải, bụi, tiếng ồn trong sản xuất được đầu tư hoàn thiện và được kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên. Tất cả các nhà máy xi măng đã và đang triển khai đầu tư hệ thống phát điện tận dụng nguồn nhiệt dư giúp các nhà máy giảm thiểu 20 - 25% lượng điện năng tiêu thụ, hạn chế tiêu thụ điện năng và nguy cơ ô nhiễm nhiệt.

Đến nay, 100% các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN thẩm định và ban hành các quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt, có 26 cơ sở đã truyền dữ liệu quan trắc chất thải tự động về Sở với 112 trạm (27 trạm quan trắc nước thải; 85 trạm quan trắc khí thải) góp phần tăng hiệu quả giám sát chất lượng chất thải trước khi xả ra môi trường tại các cơ sở.

UBND tỉnh Thanh Hóa còn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường nâng cấp phần mềm Envisoft đáp ứng các yêu cầu về quản lý trạm quan trắc tự động với 112 trạm quan trắc tự động, liên tục khí thải truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường góp phần tăng hiệu quả giám sát chất lượng khí thải tại các cơ sở.

Có thể khẳng định, ngay sau khi triển khai Luật bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hoá bước đầu đạt những kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực; đầu tư cho sự nghiệp môi trường năm sau cao hơn năm trước, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được quan tâm thực hiện. Góp phần tạo môi trường bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Xem thêm
4 'nhất' khi đặt mua các dòng xe VinFast Green trong 8 ngày vàng

Ngoài chi phí ban đầu, một trong những yếu tố khiến VinFast Green được săn đón ngay trong những ngày đầu mở cọc là khả năng 'kiếm ra tiền' vô cùng hiệu quả...

‘Giải nhiệt’ hóa đơn điện, mở đường cho năng lượng sạch

TP.HCM Nghị định 56-57-58 đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho điện mặt trời mái nhà, mở ra cơ hội giảm chi phí điện, thúc đẩy năng lượng sạch, hướng đến Net Zero.

Áp mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 khiến Hà Nội sạch hơn

Mức độ vệ sinh môi trường cấp 1 - mức tăng cường vệ sinh môi trường cao nhất bắt đầu được Công ty Urenco áp dụng tại 2 phường Quán Thánh và Điện Biên.

IOM hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng các mô hình di dân an toàn, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.

Tham quan bằng công nghệ quét hơn 2 triệu điểm ảnh mỗi giây

Hệ thống Virtual Tour được triển khai giúp trường Đại học thủy lợi xem xét, đánh giá chi tiết cơ sở vật chất của nhà trường qua mạng Internet.

Tai nạn liên hoàn, 21 người bị thương

Thanh Hóa Vụ tai nạn giao thông liên hoàn vừa xảy ra ở địa phận Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung khiến 21 người bị thương.