Thác Bản Giốc, tuyệt tác thiên nhiên trên dòng Quây Sơn
Thứ Tư 24/05/2023 , 15:30 (GMT+7)Nhắc đến Cao Bằng là nhớ tới Bản Giốc, dòng thác hùng vĩ nằm trên dòng Quây Sơn đứng thứ 4 thế giới về vẻ đẹp của những thác biên giới.

Nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Thác Bản Giốc là thắng cảnh nổi tiếng, nổi bật với dòng chảy tự nhiên, trắng xóa với nhiều cung bậc thác. Dòng thác không chỉ mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, mà còn mang nét kiêu hùng của miền biên cương.

Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác từ bàn tay của mẹ thiên nhiên và đây là điểm du lịch tiêu biểu mang tính biểu tượng của tỉnh Cao Bằng.

Nằm trên sông Quây Sơn, thác Bản Giốc rộng khoảng 300m, cao khoảng 35m, gồm 3 tầng. Thác gồm có thác phụ và thác chính. Thác phụ nằm trong địa phận Việt Nam, dài 150m gồm 1 tầng cao khoảng 30m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt - Trung dài khoảng 50m.

Thác Bản Giốc là địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch. Đường dẫn tới thác quanh co, uốn lượn lưng núi. Khi đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước mà còn tận hưởng không khí trong lành, gần gũi thiên nhiên, khám phá những nét độc đáo trong nét văn hóa của đồng bao dân tộc bản địa.

Một trong những điều tạo nên vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang, khiến nước sông Quây Sơn chảy qua đây chia tách thành nhiều dải, tạo thành một mảng trắng xóa giữa đất trời Cao Bằng, xen giữa màu xanh cây lá.

Nước từ trên cao đổ xuống dòng sông, thác Bản Giốc mang một vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên sắc màu, lung linh huyền ảo như cầu vồng.

Mùa khô, thác Bản Giốc Cao Bằng bắt đầu từ những ngày tháng 10 và kéo dài đến tận tháng 5 năm sau. Khung cảnh Bản Giốc vốn dĩ thanh bình nay còn yên bình và tĩnh lặng. Vào mùa khô, dòng nước chảy không xiết và mạnh như tầm tháng 6, thay vào đó là một vẻ trầm mặc, yên bình.
tin liên quan

Dân vùng lũ Nghệ An loay hoay khắc phục hậu quả
Trận lũ lịch sử đã cướp đi của nhiều người dân Nghệ An gần như mọi thứ. Giờ đây, để gượng dậy sau lũ dữ đang là nỗi lo với biết bao trăn trở.

Phận người bên núi: Bài 2: Ám ảnh Át Thượng
Chưa đầy một năm sau thảm họa khiến 9 người thiệt mạng, Át Thượng đang từng ngày gắng gượng để tái thiết cuộc sống. Một hành trình quá đỗi gian nan.
![Phận người bên núi: [Bài 1] Đêm Lâm Thượng nằm lo núi vỡ](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/news/2025/07/22/lc-yb-11-nongnghiep-220702.jpg)
Phận người bên núi: [Bài 1] Đêm Lâm Thượng nằm lo núi vỡ
Tiếng sấm liên tục rền vang từ trên đỉnh núi, xé toang bầu không khí an lành của một chiều sơn cước. Người dân Lâm Thượng lại nơm nớp lo núi vỡ.

Giữ rừng thiêng giữa lòng phố thị
Trải qua bao cuộc bể dâu, rừng Trung Sơn được giữ gìn như một minh chứng sống động cho tình yêu đất, yêu làng, trân trọng lịch sử của người dân nơi đây.

Giữ rừng một đời, giữ vòm trời cho nghìn cánh chim bay
Phú Thọ Gần 80 năm lặng lẽ dựng mái trú cho chim trời, người phụ nữ bên dòng sông Lô đang viết nên câu chuyện giữ rừng, giữ vòm trời cho nghìn cánh chim bay.

Một ngày với làng Triêl xa xôi
Gia Lai Một sáng mùa mưa ẩm ướt của đất trời Tây Nguyên, chúng tôi tìm đến làng Triêl của xã Ia Pnôn (Gia Lai) để gặp vị 'thủ lĩnh' của làng, ông Rơ Mah Blơi.