| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn nông dân trồng lúa liên kết gắn với tiêu thụ

Thứ Bảy 24/04/2021 , 16:25 (GMT+7)

Trong đợt tập huấn kỹ thuật lần này có hơn 600 hộ nông dân tham gia và gần 1.000 ha đất lúa của bà con sẽ được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.

Tập huấn nông dân trồng lúa liên kết gắn với tiêu thụ ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập huấn nông dân trồng lúa liên kết gắn với tiêu thụ ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ ngày 10 đến 24/4 tại tỉnh Trà Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng (Trường Đại Học Trà Vinh) kết hợp với Cty TNHH Dafa Việt và Cty TNHH Nông sản Huế Thanh tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất đồng bộ lúa thương phẩm cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trong đợt tập huấn kỹ thuật lần này có hơn 600 hộ nông dân tham gia và gần 1.000 ha đất lúa của bà con sẽ được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.

Đây là chương trình đầu tiên do Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng triển khai nhằm giúp cho bà con nông dân nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” để áp dụng vào canh tác lúa làm theo quy trình đồng bộ trong sản xuất theo chuỗi giá trị lúa thương phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm hướng đến phục vụ xuất khẩu lúa gạo.

Ông Trương Văn Hiểu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng cho biết: Hiện nay do ảnh hưởng biến đổi khí hậu việc sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy để sản xuất lúa bền vững gắn với tiêu thụ là rất cần thiết theo chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh đang triển khai.

Trong đợt tập huấn kỹ thuật lần này có hơn 600 hộ nông dân tham gia và gần 1.000 ha đất lúa của bà con sẽ được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong đợt tập huấn kỹ thuật lần này có hơn 600 hộ nông dân tham gia và gần 1.000 ha đất lúa của bà con sẽ được liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng đã liên kết với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và đầu ra sản phẩm trong 3 năm từ 2020-2023. Cụ thể, đầu vào về vật tư nông nghiệp do Công ty TNHH Dafa Việt cung cấp các sản phẩm phân bón thương hiệu Sitto Việt Nam (thuộc Tập đoàn SittoGroup Thailand), còn đối với liên kết đầu ra lúa thương phẩm của các HTX do Công ty TNHH Nông sản Huế Thanh.

Theo ông Hiểu, Dự án sẽ hỗ trợ chi phí hộ nông dân tham gia dự án liên kết trồng lúa gắn với tiêu thụ là 600 ngàn đồng/ha, còn doanh nghiệp đứng ra bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân trong chương trình với giá mua cao hơn thị trường khoảng 100 đồng/kg.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.