| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn Quế Lâm và Đồng Tháp ký hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chủ Nhật 21/03/2021 , 07:43 (GMT+7)

Ngày 20/3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đó, nội dung hợp tác đầu tư gồm: Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các đối tượng cây trồng tại các huyện: Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung và các thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc…để tập huấn kỹ thuật nhằm thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho bà con nông dân.

Đồng thời, Tập đoàn Quế Lâm cũng đào tạo cho cán bộ của tỉnh về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hợp tác phát triển thị trường, xác định vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Và tiến đến đầu tư nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại Đồng Tháp.

Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên trong 5 năm (2021 - 2025), kết thúc giai đoạn hợp tác, hai bên cùng tổ chức đánh giá kết quả hợp tác làm căn cứ để tiếp tục hợp tác giai đoạn tiếp theo.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp đã xác định trong thời gian tới vẫn kiên trì tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách sâu, rộng hơn, trên tinh thần quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp xanh, an toàn, chất lượng, bền vững.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh tùy vùng sản xuất, tùy đối tượng sản xuất và thị trường để sử dụng công nghệ cho phù hợp, phát huy mạnh mẽ mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế số vào phát triển nông nghiệp. Đồng thời, tỉnh cũng đang thực hiện xây dựng người nông dân chuyên nghiệp để tạo nên nền nông nghiệp văn minh, hiện đại.

Qua sự hợp tác này, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tin tưởng, với những thành tựu, đóng góp đối với ngành nông nghiệp suốt nhiều năm qua, Tập đoàn Quế Lâm là một hạt nhân vì mục tiêu “một nền nông nghiệp không bỏ phí bất cứ thứ gì” sẽ góp phần cùng tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tạo lập niềm tin, thay đổi tập quán sản xuất cũ của người nông dân, lan tỏa nông nghiệp hữu cơ.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tin tưởng với sự hớp tác, tiếp sức của Tập đoàn Quế Lâm, Đồng Tháp sẽ sớm đưa nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới, đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng Tập đoàn trong chặng đường sắp tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tin tưởng với sự hớp tác, tiếp sức của Tập đoàn Quế Lâm, Đồng Tháp sẽ sớm đưa nông nghiệp phát triển lên tầm cao mới, đồng thời cam kết sẽ đồng hành cùng Tập đoàn trong chặng đường sắp tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước khi ký kết hợp tác với Đồng Tháp, Tập đoàn Quế Lâm đã đến vùng đất “Sen Hồng” tham quan, tìm hiểu một số điểm chuẩn bị làm mô hình ở các huyện như: Lai Vung (cây có múi), Tam Nông (lúa), Thanh Bình (ớt), Cao Lãnh (xoài) và thành phố Sa Đéc (hoa kiểng)…

Theo ông Lam, sau gần 30 năm miệt mài với nông nghiệp hữu cơ, một hệ sinh thái nông nghiệp Quế Lâm đã hoàn thiện bao gồm: 13 đơn vị thành viên hoạt động xuyên suốt chiều dài đất nước, sang cả Campuchia và Lào, 8 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hàng nghìn mô hình liên kết với nông dân các tỉnh, thành phố và đặc biệt là tổ hợp 4F (Hệ sinh thái chăn nuôi an toàn sinh học FARM - FOOD - FEED – FERTILIZER) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tiên ở Việt Nam.

  • Tags:
Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất