| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn heo bền vững: [Bài 1] Đạt cân là bán ngay

Thứ Năm 10/10/2024 , 08:38 (GMT+7)

Giá heo đang tăng, heo thịt vừa đủ cân lượng là người chăn nuôi Bình Định hối hả xuất chuồng để bán được giá cao, nô nức tái đàn để đón thị trường dịp Tết…

Người chăn nuôi Bình Định đang tập trung tái đàn heo. Ảnh: V.Đ.T.

Người chăn nuôi Bình Định đang tập trung tái đàn heo. Ảnh: V.Đ.T.

Nhà nhà tái đàn

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, từ tháng 7 đến nay, giá heo hơi ở Bình Định luôn ổn định ở mức cao, từ 62.000đ - 64.000đ/kg.

Thế nên, heo thịt vừa đủ cân lượng là người chăn nuôi heo ở Bình Định hối hả xuất chuồng để bán được giá cao. Do đó, tổng đàn heo tại thời điểm này giảm 0,9% so cùng kỳ năm ngoái, thế nhưng sản lượng heo xuất chuồng tăng 2,8% so cùng kỳ.

Bán heo xong, người chăn nuôi lại hồ hởi tái đàn để có heo bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Bên cạnh đó, những hộ lâu nay bỏ trống chuồng vì giá heo quá thấp giờ cũng nô nức tái đàn. Sự thể trên khiến heo giống tăng giá, nếu trước đây con heo giống có giá chỉ 700.000đ - 800.000đ/con, nay tăng đến hơn 1,6 triệu đến hơn 2,2 triệu đồng/con.

“Trong thời gian dài giá heo xuống thấp, đàn heo nái trong nông hộ có hao hụt chút ít, vì nhiều hộ chăn nuôi không cầm cự được nên bán tháo heo nái sinh sản. Giờ giá heo hơi tăng, người chăn nuôi đổ xô tái đàn, nhu cầu cao mà nguồn cung heo giống giảm nên heo giống tăng giá. Tuy nhiên, do thị trường dịp Tết đầy hứa hẹn và giá heo hơi đang tăng cao nên hiện nay người chăn nuôi vẫn nô nức tái đàn”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

Cũng theo ông Diệp, để đảm bảo an toàn đàn vật nuôi nhằm cung ứng đủ lượng thịt cho người dân ăn Tết, ngành chức năng Bình Định đang tiến hành tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi trên địa bàn, kiểm soát tái đàn và tổ chức kiểm soát dịch bệnh khi mùa mưa bão đã cận kề.

Giá heo hơi đang tăng cao, kéo theo giá heo giống đang cũng tăng từ 700.000đ-800.000đ/con lên 1,6-2,2 triệu đồng/con. Ảnh: V.Đ.T.

Giá heo hơi đang tăng cao, kéo theo giá heo giống đang cũng tăng từ 700.000đ-800.000đ/con lên 1,6-2,2 triệu đồng/con. Ảnh: V.Đ.T.

Tái đàn đảm bảo an toàn dịch bệnh

Theo ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, hiện chính quyền huyện này đã ban hành ban hành Kế hoạch tái đàn heo đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn.

UBND huyện Hoài Ân chỉ đạo ngành chức năng nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tái đàn heo. Với chủ trương tái đàn heo gắn với tái cơ cấu; Hoài Ân tổ chức lại sản xuất, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.

“Hoài Ân đang phát triển chăn nuôi heo theo hướng giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi trang trại, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn huyện Hoài Ân đang có 220.000 con; trong đó, có 35.000 con heo nái sinh sản và 185.000 con heo thịt. Từ nay đến cuối năm 2024, Hoài Ân phấn đấu phục hồi tổng đàn heo trên địa bàn đạt 280.000 con”, ông Huỳnh Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân cho hay. 

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, hiện nay, các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh này đang tái đàn mạnh để ổn định sản xuất. Chỉ có hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là đang cân nhắc việc tái đàn vì giá heo giống đang tăng gấp mấy lần mà còn khan hiếm.

“Việc giảm chăn nuôi heo trong nông hộ là phù hợp với chủ trương của tỉnh là chỉ khuyến khích chăn nuôi trang trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ để ngành chăn nuôi đi theo hướng bền vững”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Xem thêm
[Bài 3] AI giúp chăn nuôi an toàn, hiệu quả

AI có thể phân tích các mẫu bệnh phẩm và các chỉ số sức khỏe của heo để đưa ra dự đoán chính xác hơn về khả năng lây lan dịch bệnh.

Chuyển đổi cây trồng - hướng đi chiến lược của Lào Cai

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không đơn thuần là thay thế giống cũ bằng giống mới mà là quá trình mang tính chiến lược của Lào Cai.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Đồng Tháp số hóa ngành cá tra, 100% cơ sở được cấp mã nhận diện

Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp số hóa mã nhận diện, 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy đủ điều kiện sản xuất.

Cấp xã lần đầu được phê duyệt quản lý rừng bền vững

Từ 1/7, UBND cấp xã có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng của hộ dân, nhóm hộ, tổ hợp tác làm du lịch sinh thái, theo Thông tư 16/2025/TT-BNNMT.

Bình luận mới nhất