| Hotline: 0983.970.780

Săn lộc trời mùa nước nổi ở huyện biên giới Hồng Ngự

Thứ Ba 11/10/2022 , 15:06 (GMT+7)

Đồng Tháp Tại huyện biên giới Hồng Ngự, kéo trứng nước là một trong những nghề tạo được sinh kế cho bà con mùa nước nổi.

Trứng nước còn gọi là Moina, loại giáp xác nhỏ được dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, nước lợ trong giai đoạn cá bột. Ảnh: Văn Vũ.

Trứng nước còn gọi là Moina, loại giáp xác nhỏ được dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, nước lợ trong giai đoạn cá bột. Ảnh: Văn Vũ.

Hơn một tháng qua kể từ khi con nước tháng 8 âm lịch bắt đầu lên, mỗi ngày có hàng chục ngư dân từ các nơi tìm về cánh đồng ngập nước mênh mông ở cù lao 2 xã Phú Thuận A và Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp để kéo trứng nước. Bà con gọi đây là “lộc trời”, bởi mỗi năm chỉ rộ lên khoảng chừng 2 tháng vào mùa nước nổi.

Để kéo trứng nước ngư dân thường dùng lưới màn mắt nhỏ có máy trục để vớt được nhiều và đỡ tốn công sức hơn. Mỗi mẻ lưới thường thu được khoảng chục ký trứng nước. Trứng nước được đong thành từng lít cho và cho vào túi ni-lông giữ lạnh trong thùng xốp. Năm nay con nước rong (nước lớn) hơn mọi năm nên trứng nước nhiều hơn. Mỗi ngày, hai người kéo giỏi thu nhập trung bình khoảng hơn 1 triệu đồng.

Gần 8 giờ sáng một ngày cuối tuần chúng tôi có dịp đến cánh đồng xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự. Lúc này trời mưa rỉ rả, trên một bãi đất trống bà con ngư dân đang chuyền từng túi trứng nước thu hoạch được trong đêm bán cho thương lái. Vừa tiếp chuyện với chúng tôi ông Võ Văn Hồng (58 tuổi ở xã Tân Trí, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) vẫn thoăn thoắt tay chuyền từng túi trứng nước lên bờ. Ông Hồng cho biết bình quân mỗi ngày vợ chồng ông kéo được khoảng 500 lít trứng nước, có khi được nhiều hơn. Hiện tại trứng nước bán giá 1.700 đồng/lít. Trừ chi phí xăng dầu cũng kiếm được hơn 700.000 đồng/ngày, ngày trúng được khoảng 1 triệu đồng.

Ông Hồng cho biết bình quân mỗi ngày vợ chồng ông kéo được khoảng 500 lít trứng nước. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Hồng cho biết bình quân mỗi ngày vợ chồng ông kéo được khoảng 500 lít trứng nước. Ảnh: Văn Vũ.

Nói về công việc "lạnh lẽo" này ông Hồng tâm sự: Hoàn cảnh gia đình không có đất đai lại không có nghề nghiệp ổn định. Thời gian qua vợ chồng ông làm đủ thứ nghề từ kéo cá thuê, rải chài bắt cá trên sông, đến ai thuê gì làm nấy. Từ năm 2010 đến nay cứ đến mùa nước nổi là hai vợ chồng tìm về cánh đồng này để kéo trứng nước.

Ông Hồng nói ban đầu chỉ dùng vợt vớt, bây giờ đầu tư thêm hơn mấy chục triệu đồng để sắm bộ đồ nghề xịn hơn gồm 1 chiếc vỏ lãi mới, 2 dàn lưới, 1 máy trục. Hết mùa này chắc hai vợ chồng ông kiếm được hơn chục triệu. “Mấy năm trước bán được giá 2.000 đồng/lít, bây giờ có 1.700 đồng/lít", ông Hồng cho biết.

Không chỉ làm nghề vào mùa nước nổi, gia đình bà Lê Thị Dúng ở phường An Thạnh, TP Hồng Ngự có 3 người đều theo nghề kéo trứng nước mưu sinh. Mùa nước nổi, những ngày trúng gia đình có thu nhập hơn 1 triệu đồng, ngày kém cũng được khoảng 500.000 đồng/ngày. Công việc tuy vất vả nhưng gia đình sống khỏe. “Làm nghề này mười mấy năm rồi thấy sống cũng khỏe”, bà Dúng bộc bạch.

Thương lái (áo xanh) đang thu mua trứng nước của ngư dân vận chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Văn Vũ.

Thương lái (áo xanh) đang thu mua trứng nước của ngư dân vận chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Văn Vũ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Hừng (xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) một trong nhiều thương lái mua trứng nước của bà con ngư dân nơi cho hay: Mỗi ngày thu mua khoảng 3 tấn trứng nước theo đặt hàng của các trại cá giống. 

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực thuỷ sản cho biết: Trứng nước còn gọi là Moina, loại giáp xác nhỏ được dùng làm thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loài cá nước ngọt, nước lợ trong giai đoạn cá bột vì có kích thước phù hợp với miệng của cá con. Sau giai đoạn này, cá mới ăn được trùn chỉ rồi lên thức ăn viên.

Có thể nói trứng nước là một trong những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân trong mùa nước nổi ở huyện biên giới Hồng Ngự. Cùng với các loại thuỷ sản khác, trứng nước đã giúp cho nhiều hộ nghèo có thu nhập, tạo sinh kế trong mùa nước nổi.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Chăn nuôi và Thú y) đề nghị siết chặt cơ chế kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.