| Hotline: 0983.970.780

Recoolit thu giữ và tiêu hủy chất làm lạnh tạo phát thải

Thứ Năm 10/07/2025 , 15:39 (GMT+7)

Tại Jakarta (Indonesia), kỹ thuật viên về hệ thống ống bạc của máy điều hòa thực hiện thu giữ các chất làm lạnh, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Nhu cầu về làm mát đang gia tăng khi biến đổi khí hậu kéo theo tăng nhiệt độ kỷ lục. Tuy nhiên, theo Liên hợp quốc, HFC trong các thiết bị làm mát có thể chiếm từ 7% đến 19% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2050.

Ông Yosaka Eka Putranta, Giám đốc vận hành của Recoolit, cho biết: "Hiện đã có các hiệp định quốc tế về loại bỏ dần HFC, nhưng tại các nước đang phát triển, chất này vẫn sẽ còn được sử dụng trong nhiều thập kỷ tới".

"Đây là vấn đề quan trọng vì chúng ta cần xây dựng các tòa nhà thân thiện hơn với môi trường," Robyn Schofield, Phó giáo sư chuyên ngành hóa học khí quyển tại Đại học Melbourne, nhận định.

Recoolit bắt đầu hoạt động tại Indonesia từ năm 2021 nhằm giải quyết nguyên nhân quan trọng gây biến đổi khí hậu nhưng thường bị bỏ qua: các chất làm lạnh. Ảnh: France24. 

Recoolit bắt đầu hoạt động tại Indonesia từ năm 2021 nhằm giải quyết nguyên nhân quan trọng gây biến đổi khí hậu nhưng thường bị bỏ qua: các chất làm lạnh. Ảnh: France24. 

Mặc dù chất làm lạnh có thể được tái chế hoặc tái sử dụng, nhưng Recoolit cho rằng giải pháp này không thực sự hiệu quả. "Ai có thể đảm bảo rằng khi bơm chất làm lạnh tái sử dụng vào thiết bị, nó sẽ không bị rò rỉ ra ngoài?" ông Yosaka đặt vấn đề.

Rủi ro xuất hiện trong quá trình bảo trì hoặc xử lý thiết bị, khi các chất làm lạnh như HFC có thể bị rò rỉ. Ở Indonesia cũng như nhiều quốc gia khác, việc xả thải này là bất hợp pháp, nhưng cơ chế giám sát thực tế còn nhiều bất cập.

"Hợp chất không mùi nên chúng ta không thể truy vết. Việc thu giữ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, máy móc, nhân lực," Erik Cahyanta, Quản lý phát triển kinh doanh cấp cao của Recoolit, chia sẻ.

Công ty Recoolit đã đào tạo, trang bị và đưa ra mức thưởng cho các kỹ thuật viên để họ thu giữ chất làm lạnh, từ đó mang đi tiêu hủy. Các kỹ thuật viên được nhận 50.000 rupiah (khoảng 3 USD) cho mỗi kg chất làm lạnh thu hồi được. Recoolit sau đó gửi chúng đến các lò xi măng hoặc lò đốt rác do chính phủ phê duyệt để tiêu hủy.

Recoolit cũng bán tín chỉ carbon dựa trên lượng chất làm lạnh đã tiêu hủy, với giá 75 USD mỗi đơn vị.

Đầu năm nay, Google còn công bố hợp tác với Recoolit và một công ty khác để ngăn chặn lượng phát thải tương đương một triệu tấn khí CO2. Google cho biết họ muốn hỗ trợ Recoolit mở rộng quy mô hoạt động và vươn ra ngoài phạm vi Indonesia.

Một số ý kiến cho rằng việc thu giữ chất làm lạnh nên do chính sách chính phủ bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, Recoolit lập luận rằng họ đang lấp đầy một khoảng trống thực tế mà khó có thể được giải quyết nếu không có sự tham gia từ khu vực tư nhân.

Theo France24

Xem thêm
Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất