| Hotline: 0983.970.780

Quỹ Khí hậu xanh đầu tư 17 dự án tại châu Á và châu Phi

Thứ Hai 07/07/2025 , 13:41 (GMT+7)

Quỹ Khí hậu xanh (GCF) cho biết sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD cho 17 dự án về ứng phó biến đổi khí hậu tại châu Á và châu Phi.

Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) cho biết, sẽ thực hiện loạt đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và tăng tốc thực hiện các thỏa thuận nhằm giúp các quốc gia nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, GCF sẽ rót khoảng 1,2 tỷ USD cho 17 dự án chủ yếu tại châu Á và châu Phi, trong bối cảnh chính trị bất ổn và cắt giảm viện trợ tại các khu vực này. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nêu trong một báo cáo tháng 6 rằng, viện trợ cho phát triển bền vững có thể giảm tới 17% trong năm nay, sau khi đã giảm 9% vào năm 2024. Nguyên nhân chủ yếu do việc cắt giảm mạnh viện trợ của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) đã tổ chức Hội nghị cam kết đóng góp cho Quỹ trong đợt bổ sung vốn lần thứ nhất, ngày 25/10/2019, tại Paris (Pháp). Ảnh: ESG News. 

Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) đã tổ chức Hội nghị cam kết đóng góp cho Quỹ trong đợt bổ sung vốn lần thứ nhất, ngày 25/10/2019, tại Paris (Pháp). Ảnh: ESG News. 

"Trong bối cảnh hành động chung về biến đổi khí hậu cần thiết hơn bao giờ hết, GCF đang nỗ lực để hiện thực hóa các cam kết toàn cầu", Đồng chủ tịch GCF Seyni Nafo cho biết trong một tuyên bố.

GCF đã chi 227 triệu USD cho một sáng kiến mở rộng thị trường trái phiếu xanh tại 10 quốc gia. Thị trường trái phiếu xanh là nơi các công ty huy động vốn cho các dự án đảo ngược tình trạng biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích cho môi trường.

Ở Nam Á, GCF sẽ đầu tư 200 triệu USD vào Cơ quan Tài chính Xanh Ấn Độ để mở rộng nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu quả năng lượng. Trong khi tại Đông Phi, tổ chức sẽ đầu tư 150 triệu USD vào hệ thống thực phẩm hỗ trợ cho 18 triệu dân.

Tất cả các dự án này sẽ nâng tổng giá trị các khoản đầu tư của GCF lên 18 tỷ USD trên 133 quốc gia. Đến nay, các quốc gia đã cam kết đóng góp 29,9 tỷ USD cho GCF. 

Ngoài ra, Hội đồng GCF cũng đã phê duyệt kế hoạch tăng cường hợp tác với các tổ chức đối tác, bao gồm các tổ chức tài trợ đa phương khác ở các nước đang phát triển.

Đây là bước tiến quan trọng của GCF trong việc hỗ trợ các nước chống lại biến đổi khí hậu, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Xem thêm
Tái chế hàng dệt may tạo tác động tích cực với môi trường

Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy chuyển đổi ngành thời trang theo hướng bền vững và tuần hoàn thông qua quy định về tái chế hàng dệt may.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất