| Hotline: 0983.970.780

Năm nay chú trọng hiện tượng khí hậu cực đoan

Thứ Sáu 04/07/2025 , 14:47 (GMT+7)

Bản cập nhật Biến đổi khí hậu (BĐKH) 2025 chú trọng vào các hiện tượng khí hậu cực đoan, đặc biệt là cực đoan đô thị và mực nước biển dâng... tại các địa phương.

Ngày 4/7, tại TP HCM, nhằm thúc đẩy cơ hội trao đổi học thuật với các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực BĐKH và tham vấn của các bên có liên quan về kết quả dự tính kịch bản BĐKH cho Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV & BĐKH) đã phối hợp với Cơ quan Khí tượng Hoàng gia Anh tổ chức Toạ đàm tham vấn Kịch bản BĐKH cho Việt Nam.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV & BĐKH phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh: Tường Tú.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV & BĐKH phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh: Tường Tú.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV & BĐKH cho biết: Viện Khoa học KTTV & BĐKH đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cập nhật kịch bản BĐKH cho Việt Nam tại Quyết định số 2291/QĐ-BTNMT ngày 14/8/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc “Xây dựng, cập nhật kịch bản BĐKH cho Việt Nam”.

Cũng theo PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, kể từ Báo cáo đánh giá đầu tiên của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) được công bố năm 1990 đến Báo cáo đánh giá mới nhất (AR6) được công bố vào năm 2021, việc xây dựng các kịch bản BĐKH ở cấp độ toàn cầu và khu vực đã có nhiều bước tiến lớn về phương pháp và độ chi tiết.

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Khí tượng Thủy văn, Viện Khoa học KTTV & BĐKH là đơn vị đầu mối quốc gia có trách nhiệm cập nhật kịch bản BĐKH định kỳ 5 năm một lần. Tiếp nối kịch bản BĐKH năm 2020 và trên cơ sở AR6 của IPCC, Viện cũng đã phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế xây dựng và cập nhật kịch bản BĐKH cho Việt Nam phiên bản năm 2025.

“Bản cập nhật BĐKH năm 2025 chú trọng vào các hiện tượng khí hậu cực đoan, đặc biệt là cực đoan đô thị và mực nước biển dâng phục vụ sát thực hơn nhu cầu quy hoạch, xây dựng chính sách và ứng phó tại các địa phương; đồng thời, kịch bản còn được thiết kế phù hợp với yêu cầu thông tin của các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan, góp phần hỗ trợ xây dựng các chiến lược quy hoạch hiệu quả tại địa phương và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia” - PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà nhấn mạnh.

Tọa đàm tham vấn kịch bản BĐKH cho Việt Nam được tổ chức với mục tiêu tham vấn các bên liên quan về nhu cầu sử dụng thông tin khí hậu và cách thể hiện kết quả trong kịch bản BĐKH nhằm đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Đây là dịp để các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện đến từ các sở ban ngành, viện nghiên cứu, trường đại học và các hội cùng trao đổi chuyên sâu về phương pháp, kỹ thuật dự tính khí hậu và nhu cầu sử dụng thông tin trong công tác lập kế hoạch, quản lý và ra quyết định.

Đại diện Viện Khoa học KTTV & BĐKH và các đại biểu tham dự Tọa đàm tham vấn Kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Ảnh: Tường Tú.

Đại diện Viện Khoa học KTTV & BĐKH và các đại biểu tham dự Tọa đàm tham vấn Kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Ảnh: Tường Tú.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế cũng đã trình bày các tham luận về: Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam; Xây dựng kịch bản cực trị khí hậu và kịch bản khí hậu đô thị cho Việt Nam bằng mô hình khí hậu có phân giải cao CPM; Truyền thông kịch bản BĐKH cho các nhóm đối tượng khác nhau; Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng Kịch bản nước biển dâng cho Singapore; Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam; Nguy cơ ngập do nước biển dâng.

Kết thúc Tọa đàm, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV & BĐKH cho hay: Thông qua các tham luận của các nhà khoa học, đặc biệt là kịch bản nước biển dâng cho Singapore và các ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu tham dự Tọa đàm hôm nay, sẽ góp phần giúp hoàn thiện cho kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Qua đó, đảm bảo được tính ứng dụng cao và phục vụ hiệu quả cho công tác ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý ở các cấp.

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

Rà soát hiện trạng quản lý rác thải theo mô hình địa phương 2 cấp

Đồng Nai Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức rà soát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình địa phương 2 cấp.

VNPT sẵn sàng cho cổng dịch vụ công Quốc gia vận hành từ 1/7/2025

 VNPT đã hoàn tất công tác chuẩn bị, đảm bảo cổng dịch vụ công Quốc gia (Cổng DVCQG) sẵn sàng vận hành chính thức theo chế độ 'một cửa số' duy nhất từ ngày 1/7/2025.

Thanh Hóa kết thúc 26 đảng bộ huyện, thành lập 166 đảng bộ xã phường

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 46 thống nhất kết thúc hoạt động 26 đảng bộ cấp huyện và thành lập 166 đảng bộ xã, phường mới.

Bình luận mới nhất