| Hotline: 0983.970.780

Quy trình ICM giúp mía đạt năng suất cao

Thứ Hai 03/10/2016 , 13:48 (GMT+7)

Viện Nghiên cứu Mía đường vừa tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình áp dụng Quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) trên cây mía cho vùng đất thấp miền Đông Nam bộ.

08-09-49_quy-trinh-icm

 

Mô hình được triển khai trên ruộng mía của gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn (xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh). Mô hình áp dụng tích hợp nhiều biện pháp canh tác thích hợp cho cây mía trên chân đất thấp. Sử dụng hom mía giống đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh; sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý dựa trên kết quả phân tích đất; trồng mía theo mật độ và khoảng cách hàng thích hợp; thả ong mắt đỏ phòng trừ sâu đục thân; sử dụng chế phẩm sinh học trừ bệnh; trồng mía trên nền đất đã trồng luân canh cây họ đậu...

Dựa trên sự sinh trưởng và phát triển của mía trong mô hình, các đại biểu tham dự hội nghị đều thống nhất nhận định, đánh giá mía trong mô hình hoàn toàn có khả năng cho năng suất cao, đạt từ 115 - 120 tấn/ha, chữ đường trên 11 CCS khi thu hoạch (dự kiến vào giữa tháng 10/2016).

Ông Nguyễn Văn Tuấn (chủ ruộng) cho biết, mía đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng nhanh, thân cây to và dài, trọng lượng mỗi cây đạt 2,5 - 3kg, chắc chắn sẽ cho năng suất trên 110 tấn/ha.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.