| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh nhân rộng mô hình ‘nông dân dạy nông dân’

Thứ Sáu 08/01/2021 , 14:59 (GMT+7)

Mô hình “nông dân dạy nông dân” ở Quảng Ninh ngày càng phát huy được hiệu quả, người dân hỗ trợ nhau về kỹ thuật chăn nuôi, cùng nhau thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Gà bản Đầm Hà là sản vật nổi tiếng của địa phương, nếu so sánh về giống gà chất lượng ở Quảng Ninh, gà bản Đầm Hà được định hướng phát triển song song với giống gà Tiên Yên.

Ông Nguyễn Văn Tuyền, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, cho biết: "Khi gà bản Đầm Hà được công nhận thương hiệu, số người đăng ký mua gà giống rất đông, đến nay đã có khoảng 200 hộ nuôi từ 1.000 - 3.000 con/hộ. Hiện HTX của tôi đang sản xuất gà giống cung cấp cho nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài huyện".

Nhằm hỗ trợ bà con địa phương chăn nuôi giống gà bản địa này, ông Tuyền không chỉ cung cấp con giống, tiêm phòng, cung cấp thức ăn mà còn bao tiêu đầu ra cho bà con. Chỉ đến khi bà con bán gà thương phẩm, ông Tuyền thu chi phí từ các hộ tham gia HTX.

Ông Tuyền là người tiên phong ở huyện Đầm Hà phát triển giống gà bản. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Tuyền là người tiên phong ở huyện Đầm Hà phát triển giống gà bản. Ảnh: Anh Thắng.

Ông La Trường Thọ, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Đầm Hà chia sẻ: Thời gian đầu, chúng tôi cũng đã hỗ trợ cho ông Tuyền vay vốn qua "Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Đầm Hà"  và ngân hàng khoảng 1 tỷ để đầu tư vào trang trại nuôi gà. Đồng thời, tư vấn cho HTX ông Tuyền vận động các hộ dân xung quanh cùng chăn nuôi.

Đây là mô hình "nông dân dạy nông dân" từ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã được các cấp hội nông dân tỉnh Quảng Ninh triển khai tích cực ở nhiều địa phương. Từ đó, hội viên nông dân đã tích cực giúp đỡ nhau vươn lên trong lao động sản xuất, cũng như trong cuộc sống, tạo việc làm ổn định, nhiều hộ có mức thu nhập cao đạt từ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Qua phong trào đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và liên kết giữa các hộ và giữa nông dân với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều nông hộ đã không còn sản xuất theo kiểu “đèn nhà ai người nấy rạng” mà chủ động thành lập các nhóm hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX để chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau cùng làm giàu.

Ở Quảng Ninh, mô hình “nông dân giúp nông dân” ngày càng phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét khu vực kinh tế nông thôn. Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, người dân đã tự sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt các mô hình chăn, nuôi, canh tác, để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

“Một mình làm giàu không vui bằng cả thôn, cả xã mình cùng làm giàu” là chia sẻ của ông Ân Văn Kim, thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương, TP Hạ Long (Quảng Ninh). Năm 2011, ông Ân Văn Kim được nhận hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh để phát triển kinh tế thông qua mô hình trồng ổi lai lê. Sau hơn 2 năm, 700 cây ổi của gia đình ông đã cho thu hoạch và mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhận thấy lợi ích của trồng cây ổi thương phẩm, nhiều hộ trong thôn cũng bắt đầu tìm hiểu và đề nghị ông Kim cung cấp giống cây, hướng dẫn chăm sóc để nhân rộng mô hình này. Đến năm 2016, ông Kim bàn bạc với các hộ dân trồng ổi trong thôn thành lập Hội Làm vườn thôn Đồng Đặng. Từ 30 hội viên ban đầu, hiện Hội đã có khoảng 80 hội viên với hàng chục ha trồng ổi và cây ăn quả khác.

Ông Ân Văn Kim chăm sóc hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Ảnh: CTV.

Ông Ân Văn Kim chăm sóc hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Ảnh: CTV.

Ông Kim cho biết: “Là người đi trước, có kinh nghiệm hơn nên tôi luôn cố gắng hướng dẫn cho bà con từ việc cắt cây tỉa cành, bón phân theo kỳ, rồi chăm sóc quả, thậm chí cả kết nối đầu ra cho sản phẩm… Không những thế, các hộ cũng chủ động hỗ trợ nhau từ ngày công, cây giống, chăm sóc để các vườn cây đạt năng suất cao nhất. Ngoài trồng ổi, đến nay các hội viên còn trồng thêm các loại cây ăn quả khác như: Xoài, cam, bưởi da xanh…”.

Mô hình "nông dân dạy nông dân" ở Quảng Ninh đã lôi cuốn, khích lệ hàng trăm hộ dân cùng nhau phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Cũng kể từ dây, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, là tấm gương sáng của tinh thần bền bỉ vượt khó, quyết chí làm giàu cho chính mình và giúp đỡ người khác cùng vươn lên.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.