| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình phấn đấu đưa công nghệ vào quản lý vận hành công trình thủy lợi

Thứ Sáu 05/11/2021 , 16:44 (GMT+7)

Dù trong khó khăn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến từng bước đưa công nghệ vào quản lý, vận hành các công trình thủy lợi để mang lại hiệu quả cao nhất...

Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình (Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Bình) hiện trên địa bàn có 153 hồ chứa , 193 đập dâng thủy lợi. Phần lớn các công trình được xây dựng từ cách đây 20-30 năm, tài liệu, hồ sơ liên quan đến công trình bị mất mát, thất lạc. “Do đó, chúng tôi đang tham mưu cho Sở Nông nghiệp- PTNT chỉ đạo các địa phương, đơn vị nhanh chóng lập thông số kỹ thuật hồ, đập để đưa vào quản lý, vận hành theo hướng công nghệ”- ông Tiến chia sẻ.

Những vướng mắc cần tháo gỡ…

UBND tỉnh Quảng Bình giao Công ty TNHH MTV khai thác Công trình Thủy lợi Quảng Bình (Cty khai thác CTTL) quản lý khai thác 17 hồ chứa nước (trong đó có 07 hồ có cửa van) và 3 đập dâng thủy lợi. Số hồ, đập còn lại được giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Theo đánh giá chung, phần lớn các hồ, đập do địa phương quản lý đều thiếu hoặc không có hồ sơ thông số kỹ thuật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý, quan trắc, thông tin liên lạc, vật tư, vật liệu tại chỗ chuẩn bị cho việc ứng cứu công trình không có. Do đó, hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, vận hành. “Hiện nay, toàn tỉnh có 85 hồ chứa nước thủy lợi, 45 đập dâng thủy lợi chưa có thông số. Vì vậy, cần phải khẩn trương hoàn thiện để đưa vào quản lý trên hệ thống”- ông Tiến cho hay.

Hiện, tỉnh Quảng Bình đang chỉ đạo thực hiện việc bàn giao 31 hồ chứa nước từ các địa phương về cho Cty khai thác CTTL quản lý. Theo ông Nguyễn Hồng Quảng, Giám đốc Cty khai thác CTTL Quảng Bình thì một số vấn đề cấp bách cần phải được tháo gỡ mới đảm bảo được việc quản lý và vận hành các công trình thủy lợi nói chung có hiệu quả và theo định hướng công nghệ hóa.

Đưa công nghệ tiên tiến vào quản lý, vận hành hồ chứa nước thủy lợi Phú Vinh. Ảnh: T.P

Đưa công nghệ tiên tiến vào quản lý, vận hành hồ chứa nước thủy lợi Phú Vinh. Ảnh: T.P

Nhiều năm qua, tại địa phương, việc áp dụng hệ số thủy lợi phí thấp và chưa được thay đổi cho phù hợp tình hình và nhiệm vụ mới. Khi Cty tiếp nhận 2 hồ chứa có công năng tưới trung bình khoảng 80 ha lúa. “Số thu thủy lợi phí vào khoảng 80 triệu đồng/năm. Với khoản tiền này thì mới chỉ đủ trả lương cho một lao động phụ trách vận hành. Còn lại kinh phí dành cho việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ…là không biết lấy từ đâu ra. Như vậy là rất khó khăn cho chúng tôi trong quá trình hoạt động”- ông Quảng ví dụ.

Hiện nay, phần lớn số lượng hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là có quy mô nhỏ và rất nhỏ, do các xã, hợp tác xã quản lý. Nguồn thu thủy lợi phí từ các công trình này không đáng kể trong khi theo quy định tất cả các hồ đều phải thực hiện quản lý an toàn. “Các nhiệm vụ như kiểm định, cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập, lập quy trình vận hành là những việc đòi hỏi chi phí lớn.  Vì vậy, sẽ  gây nhiều khó khăn cho các chủ đập và cơ quan quản lý công trình”- ông Nguyễn Xuân Tiến chia sẻ thêm.

Một thực tế nữa là các địa phương, đơn vị, tổ chức lập các dự án đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa nâng cấp các công trình hồ, đập nhỏ thường do các phòng, ban hoặc UBND xã làm chủ đầu tư. Các chủ đầu tư này không đủ năng lực chuyên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Trong khi đó, các tổ chức tư vấn lập dự án, thiết kế bản vẽ, thi công do các chủ đầu tư thuê không đáp ứng về chất lượng dẫn đến các công trình được đầu tư xây dựng chưa đảm bảo kỹ thuật, chất lượng nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Hoặc có những công trình không cần tập trung vốn quá lớn để nâng cấp cùng lúc nhiều hạng mục. Trong khi, những hạng mục được đưa vào nâng cấp, sửa chữa vẫn đang đảm bảo ổn định, chưa cấp thiết phải đầu tư. Vì vậy, không phát huy hết hiệu quả của đầu tư trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn hiện nay.

Hiện tại, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn đang bị  xâm phạm chỉ giới hành lang bảo vệ hồ đập. Nhiều bà con đã vận dụng trồng các loại cây keo, tràm chồng lấn lên vùng đất được nằm trong địa giới an toàn công trình. Khi tiến hành thực hiện làm sổ đỏ, các cơ quan chức năng thiếu kiểm tra nên cấp cho bà con. Đến khi bà con thực hiện trồng cây mới thì phía Cty mới phát hiện việc vi phạm. “Có ngăn cấm nhưng bà con đã chìa sổ đỏ ra rồi thì chúng tôi biết làm sao. Hiện tượng như thế này cũng không phải là hiếm các địa phương”- ông Quảng cho biết.

Tình trạng vi phạm hành lang an toàn công trình thủy lợi vẫn luôn xảy ra . Ảnh: T.P

Tình trạng vi phạm hành lang an toàn công trình thủy lợi vẫn luôn xảy ra . Ảnh: T.P

Cũng vì chuyện này mà có công trình thủy lợi khi đưa vào nâng cấp, sửa chữa thì đụng vào đất nằm trong sổ đỏ của người dân và buộc phải đền bù. Trong khi đó nguồn kinh phí không có mục chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng. Vậy là phải dừng lại để làm lại thủ tục, bổ sung kinh phí làm chậm trễ thời gian và hiệu quả công trình.

Sớm đưa công nghệ vào quản lý, vận hành  công trình

Sở Nông nghiệp- PTNT Quảng Bình đã kiểm tra tình hình 17 hồ chứa do Cty khai thác CTTL đang quản lý vận hành khai thác trước mùa mưa lũ. Qua kiểm tra cho thấy cơ bản các hạng mục công trình đầu mối hoạt động bình thường. Công trình vận hành bình thường, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2021. Tuy nhiên, một số hồ chứa có nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp, hư hỏng cần khắc phục sửa chữa; hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập chưa được lắp đặt.

Để làm tốt công tác quản lý vận hành, khai thác các công trình thủy lợi, Cty khai thác CTTL Quảng Bình đã chú trọng đầu tư về chiến lược nhân lực. Nhờ vậy mà đến nay, trong tổng số 220 cán bộ, công nhân lao động đã có trên 50 người có trình độ đại học, thạc sĩ, gần 100 người có trình độ cao đẳng, trung cấp. Số lao động còn lại cũng đã được đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành. Theo ông Nguyễn Hồng Quảng, Giám đốc Cty, hiện đơn vị đang gửi  đi đào tạo trình độ thạc sĩ 10 người chuyên ngành thủy lợi. “Đây là đội ngũ cán bộ kỹ thuật để đáp ứng với định hướng đưa vào quản lý, vận hành các công trình thủy lợi công nghệ cao của chúng tôi trong thời gian tới”- ông Quảng nhấn mạnh.

Hiện một số công trình thủy lợi có dung tích lớn do Cty quản lý như Thác Chuối, Phú Vinh...đã thực hiện hệ thống giám sát, vận hành hồ chứa nước thủy lợi bằng thiết bị hiện đại. Nhiều công đoạn quản lý như quan trắc nước đến đi, lượng mưa, mực nước hồ, lưu lượng qua tràn được tự động hóa. Những thông số này được cập nhật nhanh, chính xác trên hệ thống bảng điện tử để nhân viên trực nắm và lên kế hoạch vận hành phù hợp, đạt hiệu quả cao. Với hệ thống tự động này, chúng tôi có căn cứ kỹ thuật để vận hành trong nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu, xả lũ trong mùa mưa bão đảm bảo phù hợp tránh gây ngập lụt lớn cho vùng hạ du”- ông Quảng cho biết thêm.

Lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống đo mưa tự động tại Quảng Bình. Ảnh: T.P

Lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống đo mưa tự động tại Quảng Bình. Ảnh: T.P

Một số công trình hồ chứa nước thủy lợi có dung tích lớn trên địa bàn thành phó Đồng Hới như Phú Vinh, Đồng Sơn, địa bàn các huyện lân cận hiện vẫn chưa có hệ thống tín hiệu cảnh báo trước khi thực hiện xả lũ. Để khắc phục tình trạng này, phía Cty đã nâng cấp hệ thống còi cảnh báo cho người dân được biết.

Từ năm ngoái đến nay, Quảng Bình cũng đã được hỗ trợ lắp đặt và đưa vào sử dụng 15 thiết bị đo mưa tự động. Những thiết bị này được kết nói với điện thoại trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Tại các công trình thủy lợi có dung tích lớn như Vực Tròn, Sông Thai, Đồng Ran, Thác Chuối, An Mã...đã được gắn thiết bị này. Ông Nguyễn Xuân Tiến cho biết: ‘Thiết bị này tự động cập nhật lượng mưa 30 phút/lần về máy điện thoại. Căn cứ vào đó, chúng tôi chủ động thông báo tình hình cho các địa phương trong trong mùa mưa bão hoặc khi thời tiết thất thường. Qua đó, tạo được sự chủ động hơn trong nhiệm vụ phòng chống thiên tai”.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.