Thứ Năm, 3/7/2025 18:31 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Quản lý năng lượng trong ngành xi măng để giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Năm 12/06/2025 , 08:36 (GMT+7)

Là lĩnh vực tiêu thụ năng lượng lớn, ngành xi măng cần có bước chuyển đổi để tối ưu đầu tư, vận hành theo hướng giảm phát thải khí nhà kính.

Bộ Công Thương vừa phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tổ chức khóa đào tạo nâng cao năng lực cho lãnh đạo của doanh nghiệp ngành xi măng về quản lý, chuyển đổi năng lượng, hướng đến giảm phát thải khí nhà kính.

Khóa học đã giới thiệu nhiều giải pháp quản lý năng lượng và chuyển đổi công nghệ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, giúp lãnh đạo doanh nghiệp định hướng đầu tư hiệu quả và tối ưu vận hành. Qua đó có thể đáp ứng các quy định pháp luật liên quan, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế.

Hệ thống tận dụng nhiệt nhiệt thừa khí thải để phát điện tại một nhà máy xi măng. Ảnh: ĐVCC.

Hệ thống tận dụng nhiệt nhiệt thừa khí thải để phát điện tại một nhà máy xi măng. Ảnh: ĐVCC.

Các giải pháp ưu tiên được lựa chọn phù hợp với hoạt động sản xuất xi măng của doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể:

Giải pháp tối ưu hóa quá trình sản xuất clinker, bao gồm việc sử dụng lò nung hiệu suất cao (pre-calciner), giảm tổn thất nhiệt bằng cách cải thiện lớp cách nhiệt, và tối ưu chế độ vận hành lò qua phần mềm mô phỏng. Đây là công đoạn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, nên việc cải tiến ở đây mang lại hiệu quả tiết kiệm lớn.

Giải pháp thu hồi nhiệt thải để phát điện (WHR). Nhiệt thải từ lò nung và thiết bị làm mát clinker có thể được tận dụng để phát điện, đặc biệt khi áp dụng hệ thống công nghệ tiên tiến như ORC (Chu trình Rankine hữu cơ). Giải pháp này giúp tiết kiệm từ 20-30% điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế. Trong đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các loại nhiên liệu sinh học như viên nén gỗ, rơm rạ, vỏ trấu, hoặc đốt rác thải (lốp xe, rác sinh hoạt). Việc này không chỉ giảm chi phí nhiên liệu mà còn cắt giảm đáng kể phát thải CO₂.

Chuyên gia chia sẻ về các chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: VNEEP.

Chuyên gia chia sẻ về các chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: VNEEP.

Giải pháp cải tiến công nghệ nghiền, bằng cách thay thế máy nghiền bi bằng máy nghiền đứng, kết hợp lắp đặt biến tần để điều chỉnh tốc độ và công suất, giúp giảm 20 - 30% lượng điện tiêu thụ trong công đoạn nghiền.

Giải pháp tăng cường quản lý và bảo trì thiết bị hiệu quả. Doanh nghiệp cần thực hiện bảo trì định kỳ để duy trì hiệu suất thiết bị, lắp đặt hệ thống giám sát tiêu thụ năng lượng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các điểm thất thoát, góp phần giảm lãng phí năng lượng.

Giải pháp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001, giúp doanh nghiệp giảm từ 5 - 15% tổng mức tiêu thụ năng lượng một cách hệ thống và bền vững.

Giải pháp cải tiến quy trình sản xuất xi măng theo hướng giảm tỷ lệ clinker bằng cách sử dụng phụ gia khoáng (tro bay, xỉ lò cao) hoặc chuyển sang công nghệ sản xuất xi măng không nung, từ đó góp phần giảm tiêu hao năng lượng và phát thải.

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh, điển hình là tự động hóa, điều khiển tối ưu, phân tích dữ liệu lớn (Big Data) nhằm giúp tối ưu quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ mức tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu quả vận hành.

Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn, chủ yếu dưới dạng nhiệt năng và điện năng. Trong đó, khoảng 80 - 85% tổng năng lượng tiêu thụ là nhiệt năng phục vụ quá trình sản xuất, phần còn lại là điện năng chiếm khoảng 15 - 20%. Một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 1%, sử dụng dầu DO, FO.

Ước tính chi phí năng lượng trong sản xuất xi măng chiếm khoảng 10 - 15% tổng giá thành sản phẩm. Mức tiêu hao điện năng dao động từ 77-108 kWh/tấn xi măng, tùy thuộc vào công nghệ và thiết bị được sử dụng tại các nhà máy. Sự khác biệt này phản ánh mức độ hiện đại hóa và hiệu quả sử dụng năng lượng trong toàn ngành.

Xem thêm
Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều dự án trọng điểm lo ngại chững tiến độ

Theo tính toán, các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Vũng Áng cần trên 40 triệu m3 đất, cát san lấp, song trữ lượng các mỏ khoáng sản đáp ứng rất nhỏ giọt.

Lũ sông Cầu, sông Thương đạt đỉnh và đang xuống

Lũ hạ lưu sông Cầu tại Bắc Ninh đã đạt đỉnh 4,96m lúc 1h sáng nay 24/6, trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương đạt đỉnh 4,81 lúc 3h sáng nay.

Hải trình cùng kiểm ngư: [Bài 1] Những người giữ biển giữa trùng khơi

Trên hải trình dài hàng trăm hải lý, tuần tra trên Vịnh Bắc Bộ, tàu kiểm ngư KN-196 không chỉ là lực lượng chấp pháp, mà còn là điểm tựa cho ngư dân.

Bình luận mới nhất