| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi sản xuất lúa bị ngập úng sau đợt mưa đầu tháng 2/2017

Thứ Năm 16/02/2017 , 07:01 (GMT+7)

Vừa qua tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ đã xảy ra mưa lũ gây thiệt hại một số diện tích lúa. Cục Trồng trọt yêu cầu:

1. Đối với ruộng lúa đã xuống giống bị ngập úng cây có khả năng khôi phục (còn lá và rễ chưa bị thối đen):

- Tranh thủ tối đa các phương tiện để rút nước càng sớm càng tốt;

- Điều chỉnh nước tiêu thoát trên ruộng phù hợp, không để cây lúa bị đổ rạp; khi lá lúa nhô cao lên mặt nước trên 10 cm, lá lúa chuyển màu xanh cần phun các chế phẩm sinh học như KH, ET, siêu lân, Pennac P... giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn;

- Tiến hành tỉa, dặm để đảm bảo mật độ phân bố đều trên ruộng;

- Bón từ 4-5 kg NPK (16:16:8)/500m2 nhằm giúp cây lúa ra rễ, hồi phục nhanh và đẻ nhánh khỏe;

- Theo dõi đồng ruộng để phòng trừ kịp thời bệnh đạo ôn trên cây lúa do bị tổn thương lá trong quá trình ngập (đối với những ruộng bị ngập sau gieo sạ từ 30- 40 ngày).
 

2. Đối với diện tích lúa chưa xuống giống do nước chưa rút hết và diện tích lúa bị ngập, không còn khả năng khôi phục (cây bị chết hoàn toàn hoặc rễ đã bị thối), tập trung các giải pháp tích cực nhất để tiêu thoát nước:

- Trường hợp có thể rút cạn nước để gieo sạ lại trước 20/2 đối với tỉnh Bình Định và trước ngày 25/2 đối với tỉnh Phú Yên: Sử dụng các giống cực ngắn ngày (90 - 100 ngày trong vụ Đông Xuân như TH6, TH41 và ML48,…) để gieo sạ. Tiến hành các biện pháp chăm sóc tích cực để cây sinh trưởng tốt, đảm bảo thời điểm thu hoạch gần với các trà lúa trước.

- Trường hợp không thể rút cạn nước để gieo sạ lại trước trước 20/2 đối với tỉnh Bình Định và trước ngày 25/2 đối với tỉnh Phú Yên: Không tiếp tục canh tác lúa vụ Đông Xuân vì sẽ ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống vụ Hè Thu và không thu hoạch lúa kịp trước lũ tiểu mãn. Tranh thủ khi nước rút cạn trồng các cây màu ngắn ngày như rau các loại, ngô ăn bắp tươi hoặc ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất