| Hotline: 0983.970.780

Phòng trị bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành cho cây ăn quả

Thứ Tư 17/08/2016 , 13:35 (GMT+7)

Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra.

Hỏi: Thời tiết nắng nóng kéo dài rồi mưa lớn, cây ăn quả rất hay bị nứt thân, thối quả, thối lá. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị?

Trả lời: Bệnh nứt thân chảy nhựa, thối quả, thối cành thường hay xảy ra khi thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Bệnh này do nấm Phytophthora tồn tại trong đất gây ra. Nấm không chỉ làm thối hỏng cành, quả mà còn làm thối rễ, chết cả cây con nhất là sau mưa lũ. Đây là một bệnh nghiêm trọng gây hại nhiều loại cây ăn quả như: Hồng xiêm, na, cam, quýt, nhãn, vải, xoài…

Muốn phòng trị tốt bệnh này cần áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

- Thực hiện tốt các biện pháp canh tác:

+ Bố trí mật độ vừa phải khi trồng cây ăn quả, tránh để tán cây giao nhau sau này.

+ Trước mùa mưa cần thực hiện đốn tỉa cành nhất là các cành sát mặt đất. Nên để cành gần đất nhất cũng phải tầm 50cm. Dùng nước vôi như nước sơn tường để sơn lên phần thân phía gốc (khoảng 50cm).

+ Tránh gây tổn thương cho rễ cây sau mưa lũ. Cần thoát nước tốt cho vườn cây ăn quả sau mưa lớn, tránh để ứ đọng nước.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài nhà vườn cần tưới nước giữ ẩm cho đất thậm chí là tưới phun mưa cho cây. Tránh để cây bị khô hạn kéo dài sẽ dễ nhiễm bệnh sau mưa.

+ Bón phân cân đối: Vườn cây ăn quả nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn cùng các chế phẩm nấm có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) để cung cấp vào vùng rễ cây giúp bộ rễ khỏe mạnh và giảm thiểu nấm bệnh phát sinh gây hại. Bón phân hóa học cần tránh để cây thừa đạm. Ưu tiên bón K, Ca và các dinh dưỡng vi lượng trong mùa mưa và giai đoạn cây mang quả. Khi bón phân nên chia thành nhiều lần để bón.

- Biện pháp hóa học: Theo dõi diễn biến thời tiết, điều tra tình hình dịch bệnh trên vườn để có hướng khắc phục kịp thời. Có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm sau đây để phun: Aliette 80WP, Anvil5SC, Benomyl 50WP, TilSuper 300EC, Ridomil, Monceren hoặc Vicacben... phun hai lần cách nhau 5 - 7 ngày. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì. Phun kỹ trên tán và xung quanh gốc, có thể hỗn hợp 60g Ridomil MZ 72WP + 10cc Score 250EC pha với 18 - 20 lít nước để phun. Các cây có triệu chứng vàng lá chết dần cần hòa thuốc tưới đẫm vùng rễ cây.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất