| Hotline: 0983.970.780

Phá rừng vì thiếu đất canh tác

Thứ Ba 18/06/2013 , 09:59 (GMT+7)

Từ 8-13/6, chỉ trong vòng 5 ngày nhưng đã có trên 1.000 người dân của 17 bản thuộc xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) rủ nhau vào Lâm trường Cô Ba phá rừng, chiếm đất.

Từ 8-13/6, chỉ trong vòng 5 ngày nhưng đã có trên 1.000 người dân của 17 bản thuộc xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) rủ nhau vào Lâm trường Cô Ba đóng trên địa bàn để chặt phá rừng, chiếm đất lâm nghiệp. Không phải những người này không ý thức được việc làm của mình hay bị kẻ xấu xúi giục mà đơn giản họ thiếu đất canh tác để mưu sinh.

Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Quỳ Châu, diện tích rừng bị tàn phá ước tính từ 450 đến 500 ha, con số trên sẽ không dừng lại nếu không có kế hoạch cụ thể.


Cơ quan kiểm lâm thống kê thiệt hại ban đầu

Nhận thấy tình hình cấp bách, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cùng đoàn công tác đã chỉ đạo cho UBND huyện Quỳ Châu, đoàn thể quần chúng, UBND xã Châu Bình vận động nhân dân không được chặt phá rừng. Mặc dù vậy vẫn còn một số người dân ở bản 6 tự ý vào rừng để chia đất, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương, chỉ đến khi UBND tỉnh Nghệ An có chỉ đạo quyết liệt thì tình trạng phá rừng, chiếm đất nông nghiệp ở Lâm trường Cô Ba mới phần nào được ngăn chặn. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân chính dẫn đến việc làm đáng tiếc trên là do người dân ở đây thiếu đất sản xuất trầm trọng. Gia đình chị Hoàng Thị Thương (trú tại bản 3/2, xã Châu Bình) có đến 4 miệng ăn nhưng không có mấy một mảnh đất để kiếm kế sinh nhai: “Mọi nhu cầu sinh hoạt đều chỉ trông mong vào thu nhập ít ỏi từ việc bóc vỏ cây keo, đào hố cây cho lâm trường của hai vợ chồng, công việc mệt nhọc nhưng đồng lương lại thấp. Cực chẳng đã mới vào lâm trường chặt cây, chiếm đất sản xuất, nếu được giao đất đàng hoàng, chúng tôi cam đoan sẽ làm theo mọi chủ trương của chính quyền và đóng thuế theo đúng quy định”.

Hoàn cảnh của gia đình chị Thương không phải là hiếm mà trái lại rất phổ biến ở bản 3/2, gần 230 hộ dân ở đây đều có chung một hoàn cảnh, cộng với việc làm ở lâm trường thường bấp bênh vì phụ thuộc vào mùa vụ nên cái đói cái nghèo luôn thường trực.

Theo ông Nguyễn Văn Thiện, trưởng bản 3/2, thì trước đây bản có 3 ha trồng lúa nhưng do nông trường tiến hành phát rừng, nguồn nước trở nên cạn kiệt nên mấy năm qua không thể sản xuất, đành bỏ hoang.

Chiều 14/6, tại trụ sở UBND xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) đã diễn ra cuộc họp giữa đại diện UBND tỉnh Nghệ An, Sở TN-MT, Sở NN-PTNT, huyện Quỳ Châu cùng với 17 trưởng bản xã Châu Bình nhằm sớm tìm ra phương hướng giải quyết.

Theo thống kê, xã Châu Bình có tổng diện tích là 11.000 ha thì riêng Lâm trường Cô Ba quản lý đến hơn 7200 ha. 2000 hộ dân với khoảng 8000 nhân khẩu của 17 xã thiếu trầm trọng đất để sản xuất nên phải đi làm thuê ở các lâm trường khác mỗi khi hết mùa vụ, công việc bấp bênh, đồng lương rẻ mạt nên cuộc sống của người dân nơi đây rất túng quẫn, hiện nay tỉ lệ nghèo và cận nghèo của Châu Bình trên 65%.

Thực ra, đã rất nhiều lần vấn đề trên được nhắc đến nhưng mọi việc vẫn đang dậm chân tại chỗ, tuy nhiên nút thắt sẽ được tháo gỡ nếu đôi bên chấp nhận chịu nhún nhường: “Nhu cầu cần đất sản xuất của người dân là hợp lý nhưng việc tự ý chiếm đất của lâm trường và chặt phá rừng là trái pháp luật. Đề nghị các trưởng bản tuyên truyền kịp thời đến người dân để không xảy ra sự việc đáng tiếc, bên cạnh đó, UBND huyện sẽ nhanh chóng làm việc với tỉnh sẽ thành lập tổ công tác, xem xét nguyện vọng của người dân để chuyển giao một số đất của lâm trường để bà con yên tâm sản xuất trong thời gian sớm nhất”, bà Lang Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, cho biết.

Cho đến nay mới chỉ có 800/2000 hộ dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là việc làm quá chậm trễ của chính quyền xã Châu Bình. Theo ông Đinh Viết Hồng, đất của Lâm trường Cô Ba sẽ sớm được rà soát lại: “Tổ công tác của tỉnh, huyện, xã và Lâm trường Cô Ba sẽ kiểm tra lại đất của lâm trường để sớm giao cho chính quyền địa phương, sau đó sẽ bàn giao lâu dài cho người dân theo tiêu chí khách quan nhất”.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Ha Noi Garden City bị tố ‘đem con bỏ chợ’, chiếm dụng vốn

Hơn 30 khách hàng mua căn hộ tại dự án Ha Noi Garden City đồng loạt lên tiếng ‘tố’ chủ đầu tư ‘đem con bỏ chợ’, chiếm dụng vốn trong nhiều năm.

Ai tiếp tay phá nát quy hoạch Khu đấu giá Tứ Hiệp?

HÀ NỘI Khu đấu giá được quy hoạch gọn gàng nhưng bị điều chỉnh vô tội vạ, xây dựng vượt tầng, sử dụng đất sai mục đích… khiến bộ mặt đô thị nhếch nhác, xộc xệch.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa liên tiếp triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả, kém chất lượng, được tổ chức tiêu thụ ở nhiều địa phương.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Nghiêm cấm ép buộc đổi thẻ căn cước và hộ chiếu

Công an TP Hà Nội khẳng định người dân không phải đổi thẻ căn cước, hộ chiếu sau khi sát nhập, thay đổi tên đơn vị hành chính.

Bình luận mới nhất