| Hotline: 0983.970.780

Petrovietnam đề xuất hỗ trợ về pháp lý để đảm bảo hoạt động SXKD

Thứ Tư 22/03/2023 , 17:20 (GMT+7)

(TN&MT) - Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Lãnh đạo Petrovietnam đã kiến nghị, đề xuất với Đoàn giám sát để có ý kiến với Quốc hội sớm xem xét sửa đổi bổ sung một số Luật để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi và phù hợp thực tiễn hoạt động của Petrovietnam trong giai đoạn hiện nay.

Tại buổi làm việc, Petrovietnam đã trình bày Báo cáo tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, bao gồm tổng quan mô hình và tổ chức hoạt động của Petrovietnam; Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022; kết quả sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm và mục tiêu thực hiện kế hoạch năm 2023; Kế hoạch và tình hình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Petrovietnam theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội và giải trình bổ sung một số nội dung theo yêu cầu tại buổi làm việc ngày 13/03/2023 của Đoàn giám sát liên quan đến Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn.

01(3).jpg
Toàn cảnh buổi làm việc

Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Petrovietnam đã trình bày những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất với Đoàn giám sát để có ý kiến với Quốc hội sớm xem xét sửa đổi bổ sung một số Luật như: Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014), Luật số 71/2014/QH13, Luât Đầu tư 2020, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật xây dựng,… và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi khi triển khai thực hiện Luật Dầu khí 2022 và phù hợp thực tiễn hoạt động của Petrovietnam trong giai đoạn hiện nay.

02(3).jpg
Ông Dương Mạnh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam làm rõ những vấn đề các đại biểu quan tâm

Sau phần trình bày và kiến nghị của Petrovietnam, các đại biểu và thành viên Đoàn giám sát… đã có những trao đổi, thảo luận, làm rõ những vướng mắc, kiến nghị của Petrovietnam trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước, tiến độ, tình hình triển khai và thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm; bù giá bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng như tiếp tục trao đổi, thảo luận, làm rõ những điểm còn vướng mắc trong Chuỗi dự án khí Lô B và một số dự án khác…

03(2).jpg
Bà Nguyễn Thị Phú Hà - Trưởng Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội phát biểu kết luận cuộc họp

Kết luận buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Phú Hà - Trưởng Đoàn giám sát Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đánh giá cao công tác chuẩn bị nội dung các báo cáo của Petrovietnam trong cuộc họp lần thứ 2 này. Đồng thời, yêu cầu Petrovietnam tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội và hoàn thiện báo cáo, giải trình bổ sung các ý kiến, của Đoàn giám sát.

Đối với các kiến nghị của Petrovietnam, bà Nguyễn Thị Phú Hà và các thành viên Đoàn giám sát ghi nhận và khẳng định trên cơ sở báo cáo và các ý kiến giải trình bổ sung của Petrovietnam, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị, bộ ngành liên quan đưa ra các phương hướng, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động của Petrovietnam trong thời gian tới.

Xem thêm
Mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu

UBND Nghệ An vừa có chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

[Bài 3]: Sàn giao dịch việc làm - ‘cầu nối’ vững chắc

HUẾ Sàn giao dịch việc làm tại TP Huế đang hoạt động hiệu quả, minh bạch, góp phần quan trọng giúp nhiều người có thêm cơ hội, niềm tin để trở lại thị trường lao động.

Bộ Tài chính chốt bàn giao tài sản công cấp huyện trong tháng 6

Việc bàn giao trụ sở, hồ sơ... sau sáp nhập đơn vị hành chính đang bước vào giai đoạn nước rút, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất