| Hotline: 0983.970.780

Mời tham dự Diễn đàn kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản Tây Bắc

Thứ Ba 01/07/2025 , 10:14 (GMT+7)

14h00 hôm nay (1/7), Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh Sơn La, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản Tây Bắc.

Thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao, Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Văn phòng SPS Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La tổ chức Diễn đàn "Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc". Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam chủ trì và phát biểu định hướng Diễn đàn.

Tây Bắc là vùng sản xuất nông sản rộng lớn nhưng trong vấn đề kết nối tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Ảnh: Tùng Đinh.

Tây Bắc là vùng sản xuất nông sản rộng lớn nhưng trong vấn đề kết nối tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Ảnh: Tùng Đinh.

Diễn đàn được tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao sản lượng tiêu thụ nông lâm sản tại thị trường nội địa; định hướng sản xuất theo chuỗi từ sản xuất - sơ chế - chế biến với tiêu thụ nông lâm sản; quảng bá sản phẩm có thương hiệu, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương trên cả nước; đồng thời hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Tại diễn đàn, sẽ có một số tham luận đáng chú ý như: Báo cáo phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp tỉnh Sơn La, nhu cầu kết nối tiêu thụ sản phẩm; Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp tỉnh Điện Biên: Sản xuất - kết nối thương mại - các lưu ý dịch bệnh; Sản xuất và thương mại sâm và các loại dược liệu tỉnh Lai Châu; Báo cáo tình hình phát triển dược liệu dưới tán rừng vùng Tây Bắc.

Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, sẽ có tọa đàm "Kết nối sản xuất và thương mại một số sản phẩm chủ lực vùng Tây Bắc" với các mặt hàng chủ đạo như cà phê Arabica, mắc ca, cây ăn quả, dược liệu…

Các diễn giả tham gia vào tọa đàm gồm: Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV (Bộ Nông nghiệp và Môi trường); ông Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Tập đoàn Doveco; ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH; bà Vũ Thị Vân Phượng, Chủ tịch Công ty Cổ phần VietRAP...

Vùng sản xuất nhãn ở Sông Mã, tỉnh Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Vùng sản xuất nhãn ở Sông Mã, tỉnh Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Cùng với đó là sự tham gia thảo luận của một số đại biểu, nhà khoa học như PGS.TS Lê Quốc Doanh - Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam; GS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Tuất - Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy; TS. Lê Văn Đức - Hội Làm vườn Việt Nam; TS. Nguyễn Đức Kiên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp; TS. Phạm Quang Tuyến - chuyên gia sâm và dược liệu; TS Vũ Quang Giảng - Đại học Tây Bắc…

Diễn đàn cũng có sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp, HTX tham gia kết nối sản xuất và thương mại rau quả, dược liệu, mắc ca, cà phê arabica vùng Tây Bắc…

Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông lâm sản hàng hóa. Năm 2024, sản lượng lúa đạt 773,5 nghìn tấn, ngô đạt 638,4 nghìn tấn, sắn đạt 899 nghìn tấn, mía đạt 1,15 triệu tấn.

Đặc biệt với ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, vùng Tây Bắc còn sản xuất nhiều loại cây ăn quả ôn đới và á nhiệt đới như xoài (đạt 79,8 nghìn tấn), nhãn (81,3 nghìn tấn), mận (94,5 nghìn tấn), chanh leo (7,6 nghìn tấn), cam (108,1 nghìn tấn), chuối (116,6 nghìn tấn), bưởi (125,9 nghìn tấn); cây lâu năm như cà phê (32,9 nghìn tấn), cao su (19,2 nghìn tấn); lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm có giá trị sinh học, dược liệu bản địa.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của các địa phương, nông nghiệp vùng Tây Bắc đã có bước phát triển khá toàn diện, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, nông sản ngày càng được tiêu thụ rộng rãi ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Giá trị hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu năm 2024 đạt khoảng 245 triệu USD (trong đó Sơn La đạt 190 triệu USD, Điện Biên trên 22,4 triệu USD, Lai Châu trên 6,5 triệu USD, Lào Cai 25 triệu USD). Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu gồm: cà phê hơn 90 triệu USD; chè 22 triệu USD; tinh bột sắn hơn 36 triệu USD; nhãn, xoài khoảng 30 triệu USD; tinh dầu quế khoảng 22 triệu USD.

Tuy nhiên, sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ; liên kết chuỗi chưa bền vững; công nghệ chế biến, bảo quản, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế. Nhiều sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chủ yếu tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu thô.

Để phát triển bền vững, các địa phương cần đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư hạ tầng logistics và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Quý vị có thể tham gia và đặt câu hỏi trực tuyến qua zoom: ID cuộc họp: 963 5961 3851. Mật mã: 302025. Thời gian: 14h00 ngày 1/7/2025.

Sự kiện cũng được tường thuật trực tiếp trên https://nongnghiepmoitruong.vn

Xem thêm
[Bài 3]: Sàn giao dịch việc làm - ‘cầu nối’ vững chắc

HUẾ Sàn giao dịch việc làm tại TP Huế đang hoạt động hiệu quả, minh bạch, góp phần quan trọng giúp nhiều người có thêm cơ hội, niềm tin để trở lại thị trường lao động.

Mavin được vinh danh Top 100 doanh nghiệp bền vững và Top 10 Việt Nam Xanh

Mavin được vinh danh Top 100 doanh nghiệp bền vững (ESG100) và Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10), ghi nhận nỗ lực không ngừng trong thực hành ESG và phát triển bền vững.

Bộ Tài chính chốt bàn giao tài sản công cấp huyện trong tháng 6

Việc bàn giao trụ sở, hồ sơ... sau sáp nhập đơn vị hành chính đang bước vào giai đoạn nước rút, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Vay sản xuất nông nghiệp nếu gặp thiên tai sẽ không bị xếp vào nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Thông tư mới cho phép cơ cấu lại nợ vay sản xuất nông nghiệp gặp thiên tai mà không bị xếp vào nợ xấu.

Bình luận mới nhất